NHIỆM VỤ 1
I. LÝ DO ĐỀ RA NHIỆM VỤ
1. Vai trò người phụ nữ
“Phụ nữ là người lao động, người công dân, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Khả năng và điều kiện lao động, trình độ văn hóa, vị trí xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ có ảnh hưởng sâu xa đến sự phát triển của thế hệ tương lai” (Nghị quyết số 04-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 12-7-1993).
2. Tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực của phụ nữ
- Nếu phụ nữ được trang bị kiến thức và nâng cao hiểu biết về mọi mặt thì tác động đến các thành viên trong gia đình, nhất là thế hệ tương lai và đảm bảo gia đình hạnh phúc – nền tảng vững chắc của xã hội.
- Nếu phụ nữ được đào tạo có học vấn, kỹ năng nghề nghiệp thì sẽ đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Nếu phụ nữ có nhận thức và hiểu biết đầy đủ về chủ trương của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước và tự giác thực hiện thì sẽ góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
3. Những vấn đề đặt ra đối với phụ nữ
- Trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp của một bộ phận phụ nữ còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới (tỷ lệ lao động nữ được đào tạo chiếm 20,45%/tổng số người được đào tạo, trong đó đào tạo nghề và Trung học chuyên nghiệp 15,46%; Phụ nữ mù chữ chiếm 70%/tổng số người mù chữ - Nguồn: Bộ LĐTBXH-2005)
- Phụ nữ nông thôn phải đối mặt với: tình trạng đô thị hoá, đất sản xuất nông nghiệp nhiều nơi bị thu hẹp, thiếu việc làm, thu nhập không ổn định, di cư tự do ra thành phố ngày càng tăng.
- Nhiều phụ nữ chưa được tiếp cận với thông tin, thiếu hiểu biết về luật pháp, chính sách, nhất là phụ nữ vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn ...
- Phẩm chất đạo đức và một số giá trị truyền thống tốt đẹp có phần bị mai một, lối sống thực dụng có xu hướng phát triển trong một bộ phận phụ nữ
- Bạo lực gia đình, tệ nạn mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em, lấy chồng nước ngoài vì mục đích vụ lợi diễn biến phức tạp có sự liên kết quốc gia, quốc tế.
- Ý thức của phụ nữ đối với vệ sinh an toàn thực phẩm, tai nạn thương tích, các dịch bệnh, tệ nạn xã hội, sự biến đổi khí hậu, khan hiếm nguồn năng lượng, nguồn nước, tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường chưa được nâng cao.
4. Những vấn đề đặt ra đối với công tác tuyên truyền, giáo dục
- Trước những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho phụ nữ còn lúng túng và chưa có sự đầu tư đúng mức để tạo ra những bước chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và hành vi của phụ nữ.
- Việc nắm bắt diễn biến tình hình tư tưởng và những vấn đề mới nảy sinh của các tầng lớp phụ nữ chưa kịp thời.
- Các hoạt động tuyên truyền chưa đến được các đối tượng có tính đặc thù như lao động nữ ở các khu Công nghiệp tập trung, nữ di cơ tự do, nữ thanh niên.
- Đội ngũ báo cáo viên của Hội còn thiếu và yếu.
- Tài liệu truyền thông còn thiếu, chưa đến được đông đảo hội viên.
- Sự bùng nổ của các phương tiện thông tin gây khó khăn cho việc định hướng công tác tuyên truyền của Hội.
- Điều kiện, phương tiện để đổi mới và đa dạng hoá các loại hình truyền thông của Hội còn hạn chế.
II. MỤC TIÊU
1. Tuyên truyền, giáo dục và vận động phụ nữ thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước, tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội.
2. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu.
III. CHỈ TIÊU
70% trở lên phụ nữ được tuyên truyền, phổ biến về chủ trương của Đảng, luật pháp chính sách của Nhà nước, Điều lệ và Nghị quyết của Hội, được giáo dục truyền thống, đạo đức lối sống, giới và bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng gia đình hạnh phúc.
100% Hội LHPN các cấp tổ chức học tập, xây dựng chương trình hành động, cung cấp tài liệu sinh hoạt hội viên về Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
100% cơ sở Hội tuyên truyền, hướng dẫn phụ nữ thực hiện tiêu chí người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu.
100% chi hội triển khai học tập, 100% cán bộ Hội đăng ký thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
5. Phấn đấu đến năm 2011mỗi cơ sở Hội có một tủ sách, báo, tài liệu.
IV. NHIỆM VỤ
1. Tuyên truyền, phổ biến và vận động phụ nữ thực hiện luật pháp, chính sách, tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội.
1.1.Những nội dung cần triển khai trong hệ thống Hội và cán bộ Hội:
- Nghị quyết số 11- NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
- Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ X.
- Các luật pháp, chính sách liên quan trực tiếp đến phụ nữ và bình đẳng giới (phối hợp thực hiện với nhiệm vụ 2).
- Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam; Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam
- Nâng cao nhận thức giới và trách nhiệm thực hiện luật pháp, Chính sách về Bình đẳng giới.
1.2. Những nội dung tuyên truyền, phổ biến và vận động hội viên phụ nữ
- Chủ trương của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước về những vấn đề liên quan đến phụ nữ
- Nhiệm vụ phát triển kinh tế - chính trị của các ngành, các địa phương.
- Tuyên truyền, vận động phụ nữ tham gia Bầu cử Quốc hội khóa XIII và Hội đồng nhân dân các cấp.
- Truyền thông, nâng cao kiến thức mọi mặt cho phụ nữ: Kỹ năng sống, phòng chống tội phạm, ma túy, mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em, bạo lực gia đình, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, di cư an toàn...
- Vận động phụ nữ thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Tuyên truyền, tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống nhân các ngày lễ lớn của Đảng, của dân tộc và của Hội.
- Vận động phụ nữ tham gia thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, phát hiện và giải quyết kịp thời các mâu thuẫn tại cộng đồng; không tham gia bạo động, khiếu kiện đông người, vượt biên trái phép…
- Vận động phụ nữ xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở; hưởng ứng cuộc vận động nói không với tiêu cực trong thi cử và chống bệnh thành tích trong giáo dục.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ nữ về những yêu cầu đặt ra của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
- Kết quả đạt được của Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Công ước Quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW)
2. Xây dựng người phụ nữ VN thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá
2.1. Vận động, hướng dẫn phụ nữ phấn đấu rèn luyện theo các tiêu chí: Có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu.
- Cụ thể hoá nội dung các tiêu chí: Có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu.
- Triển khai các tiêu chí tới cán bộ, hội viên, phụ nữ.
- Hướng dẫn thực hiện tiêu chí
- Vận động hội viên, phụ nữ tự giác thực hiện
2.2.Vận động phụ nữ tu dưỡng, rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Tiếp tục triển khai sâu rộng Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 7/11/2006 của Bộ Chính trị và các kế hoạch của Hội về triển khai Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
- Thực hiện theo tiêu chuẩn đạo đức của cán bộ, hội viên.
- Tuyên truyền những tấm gương tiêu biểu.
- Các cấp Hội tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm chỉ đạo, tiến hành sơ, tổng kết cuộc vận động.
2.3. Giáo dục phụ nữ phát huy truyền thống tốt đẹp, tinh thần tự chủ, đoàn kết, khắc phục tâm lý tự ti, an phận, vượt khó vươn lên; nâng cao ý thức và năng lực làm chủ, đề cao lòng tự trọng, ý thức bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc trong điều kiện hội nhập.
2.4. Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua yêu nước gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" và Nghị quyết 07/NQ-BCHTW của Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam về "Một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ và trẻ em gái".
2.5 Biểu dương các nhân tố mới, gương điển hình tiên tiến của phụ nữ
2.6 Phát triển Quỹ Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam, Giải thưởng Kovalevxkaia. Phối hợp cùng các ngành, đoàn thể, doanh nghiệp tổ chức các hình thức biểu dương, tôn vinh phụ nữ tiêu biểu trên các lĩnh vực.
V. GIẢI PHÁP: Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, vận động, truyền thông của các cấp Hội.
1.Thường xuyên nắm tình hình tơ tưởng của các tầng lớp PN và báo cáo hàng tuần về Đoàn chủ tịch TW Hội:
- Các tỉnh thành Hội, các đơn vị trực thuộc, các Ban, đơn vị hàng tuần có báo cáo về tư tưởng của các tầng lớp phụ nữ trong lĩnh vực và địa bàn phụ trách và đề xuất các giải pháp kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ (Hình thức: văn bản, điện thoại…)
- Xây dựng mạng lưới cộng tác viên nắm và cung cấp thông tin về các tầng lớp phụ nữ
- Cán bộ Hội các cấp khi phát hiện những vấn đề bất thường liên quan đến tư tưởng của phụ nữ phải kịp thời phản ánh với các cấp Hội.
- Các cấp Hội, các ban, đơn vị phân công cán bộ theo dõi công tác tư tưởng.
- Tăng cường nắm bắt thông tin qua lực lượng hội viên nòng cốt của Hội
2.Xây dựng và thực hiện Đề án tuyên truyền, giáo dục pháp luật và phẩm chất đạo đức cho phụ nữ.
3. Cung cấp tài liệu sinh hoạt hội viên theo quý:
- Trung ương biên soạn tài liệu cung cấp tới các tỉnh, thành Hội, các đơn vị trực thuộc.
- Các tỉnh, thành Hội, đơn vị trực thuộc kịp thời cung cấp tài liệu tới cơ sở để tổ chức sinh hoạt hội viên.
4. Đẩy mạnh phong trào đọc, tìm hiểu sách báo trong phụ nữ; Đưa nội dung sách, báo thành nội dung sinh hoạt của Hội.
5. Xây dựng và nhân rộng các mô hình truyền thông hiệu quả:
- Các cấp Hội rà soát, đánh giá các mô hình truyền thông hiện có; xác định các mô hình có hiệu quả.
- Tuyên truyền, nhân rộng các mô hình.
6. Tổ chức các hoạt động truyền thông theo chuyên đề, chú trọng truyền thông trực tiếp tại cộng đồng theo các nhóm đối tượng.
7. Gắn công tác tuyên truyền giáo dục với hoạt động hỗ trợ can thiệp thay đổi hành vi trong việc chăm lo, bảo vệ quyền của phụ nữ, trẻ em gái.
8. Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác tuyên truyền giáo dục của Hội, xây dựng, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên đáp ứng yêu cầu công tác tuyên truyền.
9. Vận động xã hội và huy động cộng đồng, hỗ trợ các nguồn lực. Vận động các tổ chức, cá nhân, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp cho các hoạt động khuyến khích tài năng nữ và hỗ trợ phụ nữcó hoàn cảnh khó khăn.
10. Đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng:
- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng TW và địa phương để tăng thời lượng, chất lượng tuyên truyền về phong trào phụ nữ và hoạt động của các cấp Hội.
- Đối với các cơ quan truyền thông của Hội:
+ Báo Phụ nữ Việt Nam tăng chuyên trang, chuyên mục về phong trào phụ nữ và kinh nghiệm hoạt động của các cấp Hội; Giới thiệu doanh nhân nữ. Cung cấp Báo Phụ nữ Việt Nam cho các xã đặc biệt khó khăn.
+ Các tỉnh, thành Hội tăng chuyên trang trên các báo, tờ Thông tin của Hội.
+ Thông tin phụ nữ của TW Hội ra theo quí, tăng cường thông tin tới các cấp Hội về phong trào, hoạt động Hội và các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, trẻ em gái.
+ Nhà xuất bản Phụ nữ tăng đầu sách trợ giá về giáo dục phẩm chất đạo đức cho PN, giáo dục gia đình, bình đẳng giới; sách về Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
+ Trang Web thường xuyên cập nhật về những vấn đề liên quan đến phụ nữ; Các tỉnh thành Hội nối mạng, cập nhật thông tin qua website của Hội.
+ Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức triển lãm các hoạt động của phụ nữ Việt Nam, phụ nữ quốc tế tại Hà Nội, tại các bảo tàng khác, các trung tâm của Hội, các hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước; triển lãm lưu động tại cơ sở.
11. Tăng cường các hoạt động phối hợp với các ngành liên quan trong công tác tuyên truyền, giáo dục vận động phụ nữ, trong việc biên soạn tài liệu, lồng ghép nội dung tuyên truyền của Hội, tổ chức các hoạt động xã hội có liên quan đến phụ nữ và trẻ em gái:
- Ban Tuyên giáo các cấp: Biên soạn tài liệu, đưa nội dung tuyên truyền của Hội vào các hệ thống Trường Chính trị, các cấp ủy đảng
- Ngành Văn hóa – thông tin: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại cộng đồng
- Ngành GD – ĐT: Giáo dục xóa mù chữ cho phụ nữ, phổ cập giáo dục trung học cơ sở
- Quân đội: Vận động phụ nữ biên giới, hải đảo, giáo dục quốc phòng toàn dân.
- Công an: Phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em, bạo lực gia đình, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và mắc các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
- Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ: tổ chức thực hiện kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt nam, Công ước Quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW)