• Cô gái đồng hành cùng sinh viên khuyết tật

    Đó là Nguyễn Thị Từ An, sinh viên năm 4, đồng thời là Chủ nhiệm CLB Đồng hành thuộc trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM - một cô gái tự tin, năng động, nhiệt huyết và giàu lòng nhân ái...
  • Dâu hiền - vợ đảm

    ...13 năm làm vợ bộ đội, cô giáo Hoa không chỉ thay “ông xã” chăm sóc mẹ chồng đau yếu; nuôi hai con nhỏ ăn học; thường xuyên viết thư động viên chồng an tâm công tác...
  • Hai mẹ con đều đoạt giải quốc gia

    Ðó là mẹ con cô giáo Hoàng Thị Lương, giáo viên Trường tiểu học Tân Mỹ (Yên Dũng, Bắc Giang).
  • Người phụ nữ “ba cùng” với công tác Hội

    Vẫn biết đảm nhận chức vụ Chủ tịch Hội LHPN của một xã chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông, phần lớn chị em phụ nữ còn mũ chữ và không biết nói tiếng phổ thông là vô cùng khó khăn, nhưng khi được chị em tín nhiệm bầu, chị Song Thị Mỷ - Chủ tịch Hội LHPN xã Suối Bau, huyện Phù Yên (Sơn La) rất vinh dự và xác định đó là một nhiệm vụ vẻ vang mà Đảng uỷ xã và Hội LHPN huyện tin tưởng giao phó.
  • Chị Thuỷ làm giàu từ chăn nuôi

    Chúng tôi đến thăm gia đình chị vào một ngày đầu hạ, khi ánh nắng bắt đầu le lói trên các cành cây. Từ những khu vườn ven đường thoảng lên mùi hoa bưởi đang nở rộ, thơm ngát thật dễ chịu. Thấp thoáng sau bờ rào cây xanh là một ngôi nhà hai tầng khang trang với những thiết kế công phu, đẹp mắt. Đó là nhà gia đình chị Ngô Thị Thủy - Chi Hội trưởng Hội phụ nữ khu 3 xã La Phù, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Nhìn cơ ngơi khang trang của gia đình chị chúng tôi hiểu anh chị đã phải dày công lao động để có được như vậy.
  • Làm giàu nhờ mô hình phát triển VAC

    Sinh ra tại một miền quê nghèo của tỉnh Bình Định, điều kiện sản xuất khó khăn, làm không đủ ăn, nên chị Trần Thị Lý ở thôn Ngọc Sơn- Hoài Nhơn- Hoài Thanh- Bình Định luôn nung nấu ý chí thoát nghèo, làm thế nào để phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng.
  • Những trở ngại đối với doanh nhân nữ

    Khi được hỏi về những trở ngại đối với doanh nhân nữ, khoảng 80% những người được hỏi đề cập đến “áp lực cao từ công việc và gia đình và sự thiếu hụt thời gian”. Sự yếu kém trong quan hệ xã hội và giao tiếp chỉ chiếm 20% ý kiến của những người được hỏi.
  • Mẹ Do

    Nhiều thế hệ học trò Trường mầm non 7A, Q.Bình Thạnh, TP.HCM xem cô như người mẹ thứ hai.

  • Câu chuyện cảm động về bà giáo "hâm"

    Nghĩ lại những ngày đầu thành lập lớp, bà Nam tâm sự: “Khi nghỉ dạy, tôi tham gia công tác dân số ở phường, nên nhà nào có học sinh khuyết tật tôi đều biết. Nhìn các em thật tội nghiệp, vì là giáo viên nên không cho phép tôi làm ngơ trước việc thất học của các em”.
  • “Bỏ” hai suất du học, ở nhà làm cô giáo

    Sẵn sàng từ bỏ hai suất học bổng du học Singapore và Anh, ở Việt Nam theo đuổi ước mơ làm cô giáo. Sau 4 năm học, Đinh Minh Hằng đã tốt nghiệp khoa Văn Đại học sư Phạm I và là thủ khoa tốt nghiệp của trường với điểm trung bình toàn khóa 9,04.
  • Một phụ nữ Nhật sẽ bay vào vũ trụ

    Một phi hành gia người Nhật Bản và là mẹ của một bé gái 6 tuổi, đã được chọn tham gia phi hành đoàn của con tàu vũ trụ Atlantis, hãng tin Reuters dẫn lời phát ngôn viên của Cơ quan thám hiểm không gian Nhật Bản (JAXA) cho biết;
  • Cô giáo làng phong

    10 năm ròng, chị Siu H’jel tự nguyện đến làng phong Homrông Yô II (xã Ia Ka, huyện Chư Pah, Gia Lai) dạy chữ không công cho trẻ em trong làng và cùng lao động, sinh sống tại đây.
  • Một nữ sinh đắm say trong thế giới người già

    21 tuổi, nữ sinh Nguyễn Thị Khánh Vân, giờ đã thành Giám đốc Cty Nắng Sớm - một Cty chuyên về dịch vụ cho người cao tuổi.
  • Chuyện về đôi vợ chồng... chổi chít

    Một ngôi nhà hạnh phúc là công xây đắp của hai người tật nguyền. Họ từng là những vận động viên khuyết tật trong Đội Đua xe lăn Việt Nam tham dự Para Games 4, mang vinh dự về cho thể thao nước nhà. Giờ không còn là vận động viên thể thao nữa. Hai con người đó tự tìm cho mình công việc lâu dài, đó là việc sản xuất chổi chít. Ngôi nhà họ giờ được gọi là "ngôi nhà chổi chít", tình yêu cũng được bạn bè gọi là "tình yêu chổi chít". Cặp vợ chồng đó là Hoàng Hồng Kiên và Nguyễn Hồng Thức.
  • Lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ

    Bà Nguyễn Thị Lộ sinh ra và lớn lên trong một gia đình nho giáo thuộc xã Hải Triều, huyện Ngự Thiên, Lộ Hưng Long (nay là xã Hải Triều, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
  • Tình ca giữa đời thường

    Ở đó, tình yêu không phải là những lời có cánh, mà là sự san sẻ cho nhau về ánh sáng và bước đi, để tự mỗi người vững chãi hơn trên đường đời. Chính sự lạc quan, không ngừng nỗ lực vượt lên hoàn cảnh đã giúp chị Nguyễn Thị Yến và anh Lê Hồng Hải vượt qua bệnh tật, vượt qua những ngày tháng khắc nghiệt của cuộc sống.
  • Thầy giáo của nhiều vị vua

    Đó là bà Nguyễn Thị Nhược Bích - một trong số những người phụ nữ có tài thơ văn, có công dạy học cho các hoàng tử trong triều nhà Nguyễn.
  • Hai nữ phi công 8X đầu tiên của Việt Nam

    Tốt nghiệp đại học hàng đầu, có người đã đi làm nhưng giấc mơ bay đã khiến 2 cô gái trẻ vượt qua định kiến, sự khắc nghiệt của nghề nghiệp để trở thành những nữ phi công đầu tiên của Việt Nam.
  • Cô giáo nghèo và lớp học xóm ve chai

    Đã 11 năm nay, có một lớp học mà cô giáo chỉ tốt nghiệp phổ thông, chưa từng học qua sư phạm, vẫn phải chạy ăn từng bữa đứng lớp; sách vở cho học trò dành dụm từ những đồng tiền của cô giáo nghèo và cả của những người hảo tâm cho…
  • "Bông hoa rừng" đỗ 2 trường ĐH

    Để có hiệu quả trong học tập, Hằng đã lên một lịch trình: Sáng đi học, trưa về giặt giũ, quét dọn nhà cửa sau đó bày cho em học, chiều làm ruộng giúp mẹ, cơm tối xong, bày cho em học một lúc, thời gian còn lại Hằng học đến 24 giờ.
  • Nữ Đại úy “ba cùng” với dân

    Có thời điểm người dân ở xã Hồ Bốn (huyện Mù Cang Chải, Yên Bái) đua nhau di cư tự do khiến việc quản lý nhân khẩu phức tạp. Đại úy Lý Thị Cung cùng anh em trong đội phân công nhau đến từng nhà dân tìm hiểu nguyên nhân, rồi ăn cùng, ở cùng để thuyết phục họ ở lại, giúp bà con ổn định cuộc sống.
  • Cô bé khiếm thị và giải thưởng quốc tế

    Mỗi lần nghe các bạn tập văn nghệ, Cúc phải kìm nén để những giọt nước mắt chảy ngược vào tim. Và rồi, chữ nổi Braille đã làm thay đổi cuộc đời của chị em Cúc...
  • Người vợ tuyệt vời

    Ở tít mù nơi xã tận cùng Đất Mũi có một câu chuyện lạ lùng: một cô gái lành lặn, khỏe mạnh tự nhiên tình nguyện lấy một anh mù lòa, nhà nghèo rớt mồng tơi. Và cô đã làm thay đổi cả số phận của gia đình nghèo này.
  • Bà Chúa Sao Sa

    Trong lịch sử dân tộc, Nguyễn Thị Duệ xứng danh là Bà chúa Sao Sa mà vua Mạc đã đặt tên cho bà sau kỳ thi tiến sỹ tại Cao Bằng; là ngôi sao sáng trên bầu trời Việt Nam về tài sắc và đức độ, người nữ tiến sỹ đầu tiên của đất nước. Một người phụ nữ đầy tự tin, tiên phong trong việc giải phóng phụ nữ và là người đầu tiên trong lịch sử giáo dục nước nhà thực hiện việc dạy học từ xa, mà sau 4 thế kỷ, chúng ta mới bắt đầu thực hiện.
  • Sự tích 10 cô gái Ngã 3 đồng Lộc

    Ngã ba Đồng Lộc nằm trên đường Trường Sơn, thuộc địa phận Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Ngã ba Đồng Lộc có tổng diện tích 50ha nằm gọn trong một thung lũng hình tam giác, hai bên đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo, mặt đường giống như một lòng máng, bom địch thả xuống bên nào đất đá cũng lǎn xuống đường làm cản trở giao thông.

  • VÕ THỊ SÁU

    Chị Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu; sinh năm 1933 - mất 1952
  • Nữ chủ trại tỷ phú

    Hàng năm, trang trại chăn nuôi của các chị đón rất nhiều khách đến thăm để học hỏi kinh nghiệm. Hai chị đã biến vùng đất trũng hiệu quả kinh tế thấp thành những trang trại chăn nuôi lớn nhất vùng Kinh Bắc. Đó là chị Phùng Thị Hải và Nguyễn Thị Hoãn ở thị trấn Thứa (Lương Tài, Bắc Ninh).
  • Người mẹ anh hùng sống qua ba thế kỷ

    “Đứa mô rứa bay?”- Một giọng nói nhẹ nhàng, trầm ấm vọng ra từ phía sau cửa sổ nhà lớn khi thấy bóng người lạ. “Mệ nội tui đó”- Anh Doãn, cháu nội cụ Nguyệt, tiếp chuyện chúng tôi bằng một lời giới thiệu.
  • Cụ bà 80 tuổi và nhà tạm lánh cho phụ nữ bị bạo hành

    Bỏ tiền xây dựng ngôi nhà khang trang và sẵn sàng đón tiếp những người phụ nữ bất hạnh nhưng cụ bà 80 tuổi vẫn cầu mong "nhà tạm lánh" của mình luôn vắng người.
  • Nữ sỹ Hằng Phương (1908 - 2008)

    Nhà thơ Hằng Phương tên thật là Lê Hằng Phương, sinh năm 1908 tại Quảng Nam. Bà sinh ra và lớn lên trong một gia đình nho học giàu lòng yêu nước. Cách mạng tháng Tám thành công (năm 1945), bà tích cực tham gia Hội Văn hoá cứu quốc. Bà là một trong những hội viên sáng lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam…
  • Sương Nguyệt Anh, nữ chủ bút đầu tiên của làng báo Việt Nam

    (ANTĐ) - Sương Nguyệt Anh được coi là người chủ bút nữ đầu tiên của giới báo chí Việt Nam. Bà là con gái thứ tư của của nhà thơ nổi tiếng Nam bộ, thời Pháp chiếm Nam Kỳ, hồi cuối thế kỷ thứ 19 - Nguyễn Đình Chiểu.
  • Chị Phếnh nỗ lực sau cai nghiện

    Người phụ nữ 46 tuổi, dân tộc Mông tự tin đứng trước khán đài chia sẻ kinh nghiệm vận động những người trong bản “đoạn tuyệt” với ma túy đã gây được sự chú ý đặc biệt của các đại biểu dự Hội thảo triển khai xây dựng mô hình “Tổ phụ nữ không có chồng, con, người thân nghiện ma túy, vi phạm pháp luật” do T.W Hội LHPNVN tổ chức, nhưng điều ngạc nhiên hơn đó chính là những kinh nghiệm rút ra từ chính cuộc đời của vợ chồng chị.
  • Người phụ nữ dân tộc Tày vinh dự được gặp Bác

    Trong ngôi nhà xây khang trang nép mình trong bóng mát vườn cây, hoa trái thuộc tổ 5 phường Thống Nhất, thành phố Lào Cai, chúng tôi được nghe bác Lương Thị Hải - một công nhân mỏ Apatit Lào Cai đã về hưu kể lại kỷ niệm về lần gặp Bác Hồ cách đây 50 năm.
  • Người giáo viên tận tụy

    32 năm tuổi nghề, 30 năm tuổi Đảng, người giáo viên tận tụy Ngô Thị Yên đã có nhiều đóng góp cho ngành giáo dục tỉnh Quảng Ninh…
  • Nữ cán bộ y tế tận tâm với nghề

    Đến Trung tâm y tế dự phòng huyện Bố Trạch vào một ngày hè, gặp người phụ nữ nhỏ nhắn đang ngồi tư vấn sức khoẻ cho những người dân nơi đây mới thấy hết sự tâm huyết của chị với công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình. Chị là Nguyễn Thị Vút, Trưởng khoa chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
  • Sếp nữ 29 tuổi của 3.500 nhân viên

    Thi tuyển vào Ban chính sách Viettel, Phạm Thanh Vân bị “trượt” và phải chuyển sang làm việc tại Trung tâm giải đáp khách hàng được coi là kém nhất của Viettel. Nhưng đến thời điểm này, Vân đã trở thành Giám đốc Trung tâm giải đáp khách hàng lớn nhất Việt Nam với 3.500 nhân viên.
  • Hoa giữa miền núi rừng Quảng Trị

    Vượt hơn 100 km chặng đường từ Đông Hà lên A Ngo (Đăkrông), tôi tìm đến nhà chị Căn Khánh – người dân tộc Pa cô, nguyên là Chủ tịch Hội LHPN xã A Ngo. Cả cuộc đời chị đã gắn bó với Đảng, với Cách mạng, với phong trào phụ nữ.
  • Một phụ nữ Vân kiều thoát nghèo nhờ lao động cần cù và chịu khó

    Sinh ra và lớn lên trên rừng núi, chị Ya Dưn, một người phụ nữ dân tộc Vân Kiều ở bản Lìa, xã A Túc, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị)thấu hiểu hết nỗi vất vả nhọc nhằn của bà con nơi đây. Từ suy nghĩ: nếu chỉ dựa vào ba rẫy lúa thì nghèo đói mãi, chị đã tìm cách thay đổi cuộc sống bằng chính công sức lao động cùng với sự chịu khó tìm tòi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm sản xuất.
  • Người phụ nữ vùng cao gắn bó với công tác Hội

    Nhiều năm gắn bó với công tác Hội, điều làm chị Hà Thị Tính, người dân tộc Thái, Chủ tịch Hội LHPN xã Trung Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hoá) luôn trăn trở là phải làm sao cho đời sống của chị em phụ nữ dân tộc vùng cao ngày càng được nâng cao hơn cả về vật chất và tinh thần.
  • Người cán bộ Hội “Giỏi việc Hội, đảm việc nhà”

    Hơn 10 năm gắn bó với công tác Hội phụ nữ, chị Nguyễn Thị Doanh – Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Khoái Châu – huyện Khoái Châu – tỉnh Hưng Yên luôn là người mẫu mực, nhiệt tình với công việc được chị em tín nhiệm, tin yêu.
  • Tấm lòng nhân hậu của bà Thọ

    Bà Lê Thị Thọ năm nay đã tròn 80 tuổi (trú số nhà 404/7 đường Hùng Vương). Bà nguyên là Chủ tịch Hội Phụ nữ phường Phước Ninh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Sau khi nghỉ hưu, bà Thọ không ngồi hưởng cuộc sống thanh nhàn bên con cháu mà tiếp tục cống hiến sức mình cho xã hội bằng công tác từ thiện, trong đó có mô hình “Nồi cháo tình thương” ở các bệnh viện trên địa bàn thành phố.
  • Người phụ nữ 17 năm gắn bó với công tác Hội

    “Thông cảm, chia sẻ và hết mình với công việc” là lời nhận xét của nhiều hội viên Hội LHPN xã Việt Hoà (Khoái Châu, Hưng Yên) về vị Chủ tịch hội của mình, chị Nguyễn Thị Dung.
  • Cô bé tật nguyền và 6 huy chương vàng thể thao

    Mỗi sáng sớm, trong tiết trời se lạnh của Đà Lạt, có một cô bé vai lệch với cánh tay bị liệt, mặt nghiêng một bên, chạy trên nhiều con phố, mồ hôi chảy ròng...
  • Người cán bộ phụ nữ ở một khu phố

    “Chị Hoa là một cán bộ năng nổ, nhiệt tình của khu phố; một phụ nữ có đạo đức tốt, có tâm với xã hội. Chị còn là một Mạnh Thường Quân trong các hoạt động xã hội - từ thiện”
  • Một cán bộ Hội cơ sở giỏi

    Đó là Cao Thị Tiến, Chủ tịch Hội LHPN xã Hoá Tiến (Minh Hoá- Quảng Bình), một đảng viên trẻ, mới 26 tuổi đời nhưng được chị em tín nhiệm bầu làm chủ tịch Hội PN xã từ năm 2004 tới nay. Với vóc người nhỏ nhắn nhưng năng động, chị luôn luôn nỗ lực hết sức mình cho công tác, đưa phong trào phụ nữ ngày càng phát triển.
  • Người nữ trưởng bản năng động

    Đó là chị Phan Thị Hạnh, trưởng bản Rừng Dài, xã Tam Tiến (Yên Thế) - bản đông dân cư nhưng phát triển nhất xã. Chị còn là chủ trang trại mỗi năm thu lãi hơn 150 triệu đồng.
  • Người phụ nữ vinh dự 27 lần được gặp Bác và 2 lần được nhận huy hiệu Bác Hồ.

    17 tuổi, cô đoàn viên Phạm Thị Vách (sinh năm 1940) - quê ở xã Hùng Cường, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên đã nổi tiếng trong các phong trào thuỷ lợi “Vắt đất ra nước, thay trời làm mưa”, “Nghiêng đồng đổ nước ra sông”.
  • Người phụ nữ vượt khó vươn lên thoát nghèo

    Chị Nguyễn Thị Thôn (sinh năm 1972), lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 1993, chị xây dựng gia đình, nhà chồng cũng đông anh em và đều làm nông nghiệp nên cuộc sống cũng vất vả, tài sản không có gì ngoài mấy sào ruộng khoán.
  • Tấm gương một cán bộ hội phụ nữ

    Với cương vị là Chủ tịch Hội phụ nữ xã Đông Hưng (Đông Sơn- Thanh Hoá), chị Lê Thị Huệ thường băn khoăn làm thế nào để góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội?
  • Cô gái khuyết tật giỏi IT

    Sinh năm 1982 nhưng cao chưa tới 1,2 mét, nặng chưa tới 30 kg, cô gái khuyết tật Nguyễn Thị Tuyến lại là một trong những sinh viên giỏi của Học viện Công nghệ thông tin NIIT.

PHỤ NỮ TIÊU BIỂU

CÁN BỘ HỘI

PHỤ NỮ THẾ GIỚI

PHỤ NỮ TRONG LỊCH SỬ

Video