Đưa nông sản an toàn của bản địa ra thị trường
Ngay từ những ngày đầu năm 2016; từ ý tưởng phát triển các loại sản phẩm đặc trưng của miền sơn cước đến với thị trường cộng với sự tự tin, niềm hi vọng; chị đã mạnh dạn mở hướng đưa các mặt hàng nông sản về xuôi, phục vụ khách hàng theo chuỗi giá trị sản phẩm sạch.
Để thực hiện được ước muốn của mình; ban đầu chị đầu tư 300 triệu đồng từ nguồn vay ngân hàng, bạn bè và nguồn tiết kiệm của gia đình. Sản phẩm của chị dần được nhiều người biết đến và khá ổn định. Chỉ hơn hai năm, đã có hàng chục sản phẩm được giới thiệu ra thị trường (ớt Ariêu, măng nứa, nấm lim, cây đảng sâm, kakun...). Khách hàng tin dùng, tiếp thêm động lực mới để chị phát triển thêm cơ sở của mình. Từ uy tín về chất lượng sản phẩm, chị đã giữ được khách hàng của mình; Vì thế, tại các hội chợ triển lãm được tổ chức ở trong và ngoài tỉnh, các sản phẩm của chị luôn thu hút người mua. Cơ sở sản xuất của chị cũng luôn được huyện Đông Giang chọn làm sản phẩm đặc trưng tiêu biểu đại diện cho địa phương tham gia trưng bày, triển lãm phục vụ nhu cầu của khách hàng mỗi khi diễn ra các sự kiện lễ hội lớn nhỏ. Cơ hội quảng bá sản phẩm từ đó cũng dần được mở rộng hơn với người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm ổn định, cộng với đặc trưng sản phẩm của vùng chính là lựa chọn của nhiều khách hàng khi đặt mua. Có thể nói rằng, hơn 2 năm qua, từ việc bán sản phẩm rượu nhỏ lẻ, nay chị đã mở rộng và phát triển thành cơ sở sản xuất được nhiều người ưa chuộng, tin dùng. Dần dà, các sản phẩm của chị trở thành thương hiệu, cung ứng cho các sự kiện của địa phương làm quà biếu khách và mở rộng được thêm thị trường tiêu thụ sang tận nhiều tỉnh thành, từ Đà Nẵng, Tam Kỳ, cho đến Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
Chị Thảo chia sẻ: những năm gần đây, từ nhu cầu của khách hàng, chính quyền địa phương cũng đã liên kết tìm đầu ra cho nông sản, giúp người dân có thêm nguồn thu nhập trang trải cuộc sống. Ngoài mở rộng phát triển diện tích mô hình cây dược liệu ba kích, đẳng sâm, địa phương còn khuyến khích người dân trồng xen canh các loại nông sản đặc trưng để phát triển kinh tế gia đình. Khi nhu cầu người tiêu dùng tăng cao, cộng với giao thông thuận lợi, nhiều mặt hàng nông sản vùng cao bắt đầu xuất hiện ở thành thị, mở ra tín hiệu lạc quan trong việc đưa chuỗi giá trị nông sản sạch miền núi đến với người tiêu dùng khắp nơi. Cơ hội phát triển từ các mặt hàng nông sản vùng cao trong những năm gần đây đã giúp chị Thảo, cùng các tiểu thương ở huyện vùng cao Đông Giang cũng có thêm động lực mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thông qua việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh tại các kỳ hội chợ triển lãm, nhiều tiểu thương vùng cao bắt đầu liên kết thăm dò thị trường thành phố, giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm kiếm, lựa chọn hơn.
Nói về những định hướng trong tương lai gần; Chị cho biết sẽ mở rộng cơ sở; sản phẩm ngày càng phong phú, thị trường càng ngày càng mở rộng; Chị tính thuê nhân công tại địa phương để sơ chế, đóng gói, đóng chai sản phẩm và giới thiệu sản phẩm ra thị trường. Để tạo tương tác với khách hàng, chị Thảo tiếp tục mở rộng việc tận dụng tối đa các trang mạng xã hội facebook, livestream để đưa lên các thước phim, giúp người xem dễ dàng nhận biết nguồn gốc sản phẩm, quá trình sơ chế và yên tâm hơn khi đặt mua sản phẩm. Trong đó, yếu tố sạch và đảm bảo chất lượng sản phẩm, cũng như nguồn gốc rõ ràng luôn được chị Thảo ưu tiên hàng đầu. Để mở rộng thị trường giúp nông sản vùng cao có cơ hội tiếp cận người tiêu dùng ở đồng bằng, khu vực thành thị; bên cạnh chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng các mặt hàng, quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin, thực hiện chính sách hậu mãi... Cùng với những sản phảm của mình; Chị Thảo tiếp tục đồng hành cùng địa phương quảng bá, giới thiệu và phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương, đưa sản phẩm nông sản của huyện nhà đến tận các điểm thị trường trong, ngoài tỉnh và các vùng lân cận.