Hậu Giang: Mỗi ngày lan tỏa một thông tin tốt
Những mô hình hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin
Mô hình “Phủ xanh thông tin tích cực” được triển khai trong hệ thống Hội nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, phụ nữ và người dân cùng chung tay tham gia đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, lan tỏa thông tin tích cực về hoạt động của Đảng, Nhà nước và của Hội. Từ các tài khoản mạng xã hội cá nhân của cán bộ, hội viên phụ nữ, các cấp Hội thực hiện việc định hướng thông tin và phương châm mỗi ngày đăng tải hoặc chia sẻ ít nhất một tin vui, tin có giá trị, qua đó lan tỏa những thông tin tích cực, người thật, việc thật tại nơi ở, nơi làm việc hoặc những thông tin có ý nghĩa về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở địa phương, đất nước. Mô hình đã bước đầu tạo sự kết nối, tương tác giữa cán bộ, hội viên, phụ nữ, đồng thời là một trong những phương tiện để tuyên truyền, giáo dục, nắm bắt dư luận xã hội, tâm tư, nguyện vọng của hội viên phụ nữ hiệu quả. Đến nay 100% chi hội vận động hội viên tham gia đăng tải, chia sẻ các thông tin, hình ảnh, bài báo, bài viết hay, có ý nghĩa, trong năm các cấp Hội đã đăng tải được 3.310 tin, bài, hoạt động, 100% cán bộ Hội từ tỉnh đến cơ sở lan tỏa ít nhất 01 thông tin do Hội LHPN tỉnh biên soạn mỗi ngày.
Để có cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Hội, Hội LHPN các cấp tranh thủ với cấp ủy và phối hợp với UBND cùng cấp nâng đề xuất trang bị, cấp máy tính để làm việc, hiện tại 75/75 cơ sở Hội đều có máy tính được kết nối internet; 100% cán bộ Hội ở cơ sở và huyện được trang bị máy tính xách tay để làm việc. Với điều kiện thuận lợi đó, các cấp Hội đã duy trì nhiều mô hình hiệu quả từ việc ứng dụng công nghệ thông tin như: mô hình “Quản lý Hội không giấy”, “Tổ phụ nữ sinh hoạt qua zalo”, “Ứng dụng CNTT quét mã QR trong công tác tuyên truyền hoạt động hội”, “Quán cafe không dùng tiền mặt” (8/8 huyện, thị, thành)... “Giáo dục, hoạt động cho trẻ em an toàn trên không gian mạng” (huyện Châu Thành); “Ứng dụng CNTT trong công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới nâng cao” trong hội viên, phụ nữ tôn giáo; Tổ “Phụ nữ ứng dụng zalo group trong sinh hoạt Hội”; “Nhóm zalo chi hội - kết nối thông tin phụ nữ”; Mã QR kết nối - Đồng hành - Phát triển; Mã QR gắn kết, chia sẻ cùng hội viên phụ nữ trong hoạt động Hội; Tổ Phụ nữ ứng dụng phần mền Zoom trong sinh hoạt hội; “Phụ nữ tham gia sinh hoạt Hội trên không gian mạng. Nhứng mô hình này đã góp phần đổi mới nội dung sinh hoạt Hội, giúp cho việc nắm bắt thông tin về Hội viên cũng như triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác Hội được kịp thời, thường xuyên hơn.
Thường xuyên cập nhật thông tin qua các kênh truyền thông
Đổi mới hoạt động Hội thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin
Nhằm thúc đẩy sự sáng tạo của cán bộ Hội các cấp, tạo sân chơi lành mạnh, khí thế thi đua sôi nổi và huy động sự tham gia tích cực của hội viên trong hoạt động Hội, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức các cuộc thi trực tiếp và trực tuyến thu hút đông đảo hội viên, phụ nữ tham gia. Nổi bật như: Cuộc thi “Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức sinh hoạt Hội” cấp tỉnh năm 2024, có 76 sản phẩm vào vòng thi cấp tỉnh, trong đó 05 sản phẩm tham gia cuộc thi Trung ương tổ chức, 01 sản phẩm xuất sắc đạt giải III cấp toàn quốc; Cuộc thi Khởi nghiệp của Phụ nữ Hậu Giang với chủ đề “Dự án khởi nghiệp xanh”, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong xây dựng tác phẩm dự thi với 223 tác phẩm dự thi bằng video clip, ứng dụng công nghệ AI; Cuộc thi “Tuyên truyền viên giỏi bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2024” có 76 tác phẩm video clip tham gia; Cuộc thi “Đường hoa, nhà sạch” có 141 bài dự thi theo hình thức ảnh động và video clip của tập thể, cá nhân hộ gia đình; Tổ chức khảo sát, lấy ý kiến của cán bộ, hội viên, phụ nữ trên địa bàn tỉnh về hiệu quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ các cấp để làm cơ sở đánh giá giữa nhiệm kỳ bằng hình thức lấy phiếu trực tiếp và trực tuyến thông qua bảng hỏi, trong đó có 3.016 phiếu trả lời trực tuyến của hội viên đương nhiên, hội viên danh dự, 6.165 hội viên, phụ nữ tại các địa bàn dân cư; Số hóa sổ tay sinh hoạt Hội hàng tháng thông qua hình thức thiết kế inphographic, sách lật trực tuyến để triển khai trong hệ thống Hội thông qua trang Fanpage Hội LHPN tỉnh, các trang OA Zalo do các cấp Hội thành lập và quản lý với 17.511 lượt chia sẻ trên Fanpage.
Tổ chức các cuộc tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, nhằm cung cấp cho cán bộ, hội viên, phụ nữ các kiến thức, kỹ năng cần thiết khi sử dụng mạng xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn như: Tổ chức Chương trình “Phụ nữ Hậu Giang trên hành trình chuyển đổi số” với nhiều nội dung thiết thực như “Vấn nạn lừa đảo qua mạng xã hội trong bối cảnh hiện nay và cách phòng tránh”, “Kỹ năng khai thác những mặt tích cực của mạng xã hội cho phụ nữ”; tổ chức Toạ đàm chia sẻ kinh nghiệm “Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giám sát, phản biện xã hội”, cung cấp kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ công tác giám sát, phản biện xã hội góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội trong thời gian tới đạt hiệu quả.
Đặc biệt, các cấp hội duy trì hiệu quả các kênh truyền thông của các cấp Hội (website, zalo, facebook cá nhân và nhóm, fanpage…). Hiện nay, từ tỉnh đến cơ sở có 1 trang Website; 1 trang Fanpage, 98 trang Facebook, 405 nhóm Zalo do Hội thành lập và quản lý, trong đó có 103 nhóm zalo liên kết với hội viên đi làm ăn xa với các cấp Hội tại địa phương, cán bộ Hội chuyên trách từ tỉnh đến huyện, xã đều trang bị máy tính xách tay để thực hiện nhiệm vụ, 100% các cuộc hội nghị trong nội bộ Hội đều không hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng văn bản giấy (trừ các văn bản mật).
Thường xuyên tổ chức tập huấn, giới thiệu và hướng dẫn cập nhật sử dụng các phần mềm tác nghiệp cho cán bộ Hội. Đến nay 100% cán bộ Hội chuyên trách các cấp đều sử dụng thành thạo các phần mềm trong công tác Hội; Hội LHPN cấp huyện và cơ sở tích cực hướng dẫn chi hội, tổ trưởng tổ TK&VV các kỹ năng đăng tin bài, like và chia sẻ bài đăng, ứng dụng mạng xã hội để tuyên truyền, tập hợp, quản lý và sinh hoạt Hội; phối hợp các ngành hướng dẫn trực tiếp phương pháp cài đặt các ứng dụng, đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2; cài đặt Ví, App Hậu Giang, App Phụ nữ Hậu Giang, phần mềm quản lý Hội viên, VssID; hướng dẫn thanh toán không dùng tiền mặt; cài đặt chứng thư số cho 100% chị là chi hội trưởng phụ nữ và hướng dẫn thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến...
Những nỗ lực không ngừng của Hội LHPN tỉnh Hậu Giang đã góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, hội viên, phụ nữ trong ứng dụng công nghệ thông tin đồng thời cũng là hình thức tập hợp, thu hút hội viên hiệu quả trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.