NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

# Tên đề tài Đề tài nghiên cứu cấp Mã số đề tài Tóm tắt nội dung, kết quả đề tài
1 Cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất giải pháp hỗ trợ và bảo vệ một số nhóm phụ nữ đặc thù 1 ĐTĐL.XH-04/20 Đề tài “Cơ cở lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất giải pháp bảo vệ và hỗ trợ một số nhóm phụ nữ đặc thù” được tiến hành trong hai năm 2020-2022 với trọng tâm nghiên cứu ba nhóm phụ nữ đặc thù, gồm: phụ nữ di cư, phụ nữ DTTS và phụ nữ cao tuổi với mục tiêu tổng quát nhằm đề xuất các giải pháp bảo vệ và hỗ trợ một số nhóm phụ nữ đặc thù ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu của bối cảnh mới. Trong phạm vi nghiên cứu về nội dung của đề tài, (i) Bảo vệ các nhóm phụ nữ đặc thù được thực hiện trên những lĩnh vực cơ bản của đời sống phụ nữ, gồm: bảo vệ trong đời sống gia đình; bảo vệ trong đời sống kinh tế, lao động - việc làm; bảo vệ trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe; bảo vệ trong giáo dục và đào tạo; bảo vệ trong đời sống chính trị, văn hóa xã hội, vui chơi giải trí. (ii) Hỗ trợ là những tác động cụ thể đối với phụ nữ đặc thù, được thực hiện bằng cách cung cấp các dịch vụ/trợ giúp thiết yếu dựa trên quyền cơ bản, cũng như nhu cầu thực tế của mỗi nhóm phụ nữ đặc thù theo các lĩnh vực được bảo vệ nêu trên. Về phương pháp, đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu tài liệu, khảo sát xã hội học, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập trung, tọa đàm, tham vấn chuyên gia, các nhà khoa học, trong đó, khảo sát xã hội học bằng bảng hỏi đối với 3 nhóm khách thể tham gia nghiên cứu (phụ nữ di cư, phụ nữ cao tuổi và phụ nữ DTTS) với cỡ mẫu 2140 phụ nữ tại 8 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Đắc Lắc, Tp Hồ Chí Minh, Trà Vinh), trong đó: 755 phụ nữ di cư, 788 phụ nữ cao tuổi và 697 phụ nữ DTTS; thực hiện 103 phỏng vấn sâu, 30 thảo luận nhóm (240 người), 23 tọa đàm (385 người). Bảng hỏi được thiết kế các nội dung chung cho cả 3 nhóm khách thể và các phần dành riêng cho mỗi nhóm liên quan đến những đặc điểm bảo vệ, hỗ trợ riêng của từng nhóm.