Vượt khó đi lên nhờ tham gia Quỹ Tình Thương

13/01/2010
Gặp chị Dương Thị Bảy trong buổi lễ trao giải thưởng “Doanh nhân vi mô citi năm 2009” do Nhóm công tác tài chính vi mô, Quĩ Citi và Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam phối hợp tổ chức mới đây, với gương mặt rạng ngời hạnh phúc. Chị chia sẻ, có được thành quả này ngoài sự nỗ lực của bản thân gia đình, còn có sự giúp đỡ động viên, khuyến khích của cán bộ Quỹ Tình Thương và các thành viên của Cụm.

Sinh ra và lớn lên tại xã Trung Giã - Sóc Sơn - Hà Nội, trong một gia đình thuần nông, cũng như bao gia đình khác, nguồn thu nhập chính của gia đình chị Bảy đều từ nông nghiệp. Cuộc sống của gia đình chị cứ thế trôi đi với bao khó khăn, vất vả do các con ngày một khôn lớn, chi tiêu trong gia đình ngày một tăng lên. Vốn là một phụ nữ chịu thương, chịu khó, chị đã bàn với chồng đi mua phế liệu để phát triển kinh tế gia đình. Khi bắt đầu dự định kinh doanh, gia đình chị gặp không ít khó khăn vì không tìm được nguồn vốn.

Năm 1997, Quỹ Tình Thương triển khai hoạt động tại thôn An Lạc xã Trung Giã huyện Sóc Sơn. Ngay sau khi được tuyên truyền về hoạt động của Quỹ và tư vấn về các dự án kinh doanh, chị đã đăng ký tham gia ngay để vay vốn làm ăn.

Với mức vốn vay ban đầu 500.000 đồng, vợ chồng chị đã quyết định đầu tư thu mua phế liệu. Hàng ngày, bắt đầu từ sáng sớm, hai vợ chồng chị cặm cụi đạp xekhắp nơi để thu mua đồ phế liệu rồi bán lại cho các đại lý thu mua tại địa phương. Tại thời điểm đó, số tiền cóp nhặt được tuy chưa nhiều nhưng cũng giúp gia đình chị bớt khó khăn hơn.

Với việc chấp hành tốt các quy định của Quỹ, các vòng vốn sau chị được vay mức vốn tăng dần. Có thêm nguồn vốn, chị đã tìm đến cáccác xưởng, nhà máy để mua các loại hàng đã qua sử dụng như thùng phi đựng nước bằng nhựa… đem về xử lý cọ rửa sạch sau đó mang bán cho bà con trong thôn và một số cửa hàng. Với sự cần mẫn, góp nhặt kinh tế gia đình chị ngày càng ổn định và phát triển.

Năm 2007, khi đã tích lũy được một số vốn nhất định cộng thêm kinh nghiệm kinh doanh có được trong suốt 10 năm, gia đình chị quyết định mở công ty chuyên kinh doanh phế liệu, mua bán, sảnxuất các loại thùng phi, thùng nhựa, bao nilon…Có bao nhiêu tiền, chị đã dồn hết vào đầu tư vốn trang bị máy nén khí, máy hàn hơi, máy cắt, máy mài để phục vụ cho việc mở rộng sản xuất kinhdoanh. Thời gian đầu hoạt động, công ty của gia đình chị cũng gặp không ít khó khăn trong việc khai thác nguồn hàng, tìm đầu ra cho các sản phẩm. Nhưng nhờ có uy tín với các bạn hàng và sự cố gắng nỗ lực không ngừng trongviệc cung cấp các sản phẩmcó chất lượng, gia đình chị đã ký kết được nhiều hợp đồngcó giá trị lớn. Khách hàng của gia đình chị hiện nay là các xí nghiệp ở Khu công nghiệp Nội Bài, Khu công nghiệp HaLen Thái Nguyên, một số doanh nghiệp, các xưởng cơ khí tư nhân vàngười tiêu dùng tại các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Vĩnh Phúc…

Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho các thành viên trong gia đình, công ty của chị còn tạo thêm công ăn việc làm cho con em tại địa phương. Hiện nay, gia đình chị đang thuê 08 lao động thường xuyên và 2 công nhân làm thời vụ với mức lương từ 1,2 - 1,5 triệu đồng/ tháng. Dự kiến thu nhập của gia đình chị năm nay đạt khoảng250 triệu đồng. Tháng 10 vừa qua, gia đình chị đãđầu tư vốn để muamột chiếc ô tô trọng tải 1,5 tấn để phục vụ cho việc chuyển hàng hóa đi các địa phương lân cận.

Mặc dù được chị em gọi với cái tên thân mật “Con người của công việc” nhưng hàng tuần, hàng tháng chị đều dành thời gian để đến Cụm sinh hoạt và thực hiện nhiệm vụ của một thành viên Quỹ TYM.Bởi chị hiểu rằng chính nhờ nguồn vốn vay của Quỹ, từ nhữngbuổi sinh hoạt Cụm mà chị đã học hỏi thêm được nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong cuộc sống và kinh doanh. Những kiến thức, kinh nghiệm đó đãgóp phần không nhỏ tạo nên sự thành công của chị hôm nay.

Hà Trang
Quỹ Tình Thương

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video