Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ

31/10/2011
Các phụ huynh đều mong muốn con mình có một sức khỏe tốt để tham gia tốt các hoạt động ở trường và các sự kiện quan trọng cuộc đời. Cha mẹ thường cảm thấy lo lắng khi con cái của họ mắc bệnh. Vậy làm sao để trẻ có thể có sức đề kháng tốt, chống lại dịch cúm, sự thay đổi thời tiết và các bệnh như tiểu đường, béo phì?

1. Chú ý thức ăn cho trẻ

Luôn chú ý tới những gì trẻ sẽ ăn và uống là yếu tố cơ bản để tạo nên hàng rào miễn dịch, giúp bảo vệ trẻ khỏi sự lây nhiễm.

Chúng ta nên cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau quả để cung cấp dưỡng chất giữ tế bào miễn dịch khỏe mạnh, tránh bệnh béo phí từ ngay hôm nay. Bạn nên cho trẻ ăn nhiều trái cây theo mùa. Thỉnh thoảng bạn cũng nên cho trẻ ăn các trái cây trái mùa để tăng cường hệ miễn dịch. Các loại rau quả bạn nên thường xuyên cho con bạn ăn như cà chua, bí ngô, bắp cải, súp lơ, các loại đậu...

Trứng, các loại hạt họ lạc, thịt và cá sẽ cung cấp cho hệ miễn các vitamin B6, B12, kẽm và selen.

Những thực phẩm khác bao gồm sữa (cung cấp vitamin A và D), ngũ cốc bổ sung vi chất B6, A, axit folic, selen, sắt và kẽm… sẽ cung cấp cho hệ miễn dịch khả năng tiêu diệt các “vật thể lạ” xâm nhập vào cơ thể trẻ.

Thực phẩm có omega-3 và các chất chống ôxy hóa sẽ giúp trẻ không bị cảm lạnh.

Xem xét kĩ các thức ăn không có calo những nhiều chất đường. Lượng đường quá nhiều làm suy yếu hệ thống miễn dịch, hạn chế sự phát triển của bạch cầu chống nhiễm trùng, làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường và bệnh tim.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Rachel Riddiford, TT Nhi Dayton (Mỹ), trẻ cần ăn 5 loại rau quả mỗi ngày để cung cấp đủ vitamin C, E, A cùng các phytochemical cơ bản để có được hệ miễn dịch khỏe mạnh. Ngoài ra, trẻ cần được ăn sữa chua có bổ sung probiotic mỗi ngày. Men vi sinh làm tăng hệ miễn dịch bằng cách kích thích bạch cầu phát triển chống nhiễm trùng đường hô hấp, ngăn ngừa dị ứng và tiêu chảy. Các nhà khoa học khuyên rằng cha mẹ nên cho con ăn thêm sữa chua. Vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ cần bằng lượng axit trong dạ dày.

2. Hãy để trẻ chơi dưới ánh nắng mặt trời.

Ánh nắng mặt trời một nguồn cung cấp vitamin D dồi dào tăng cường hệ miễn dịch. 15 phút dưới ánh nắng mặt trời mỗi sớm cung cấp đủ hàm lượng vitamin D trong ngày cho trẻ.

3. Ngủ đủ giấc

Các chuyên gia sức khỏe Nhi cho rằng ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm mới giúp cho hệ miễn dịch hoạt động tốt nhất.

Khi cơ thể ở trong trạng thái ngủ say, huyết áp sẽ giảm, quá trình phục hồi và tăng trưởng sẽ diễn ra, năng lượng sẽ được tích lũy, máu tăng cường tới các cơ bắp và hormone sẽ được tiết ra…

Thời lượng ngủ mỗi ngày của trẻ như sau:

- Trẻ sơ sinh: 10,5-18 tiếng.

- Trẻ 3-11 tháng: 9-12 tiếng mỗi đêm, thêm 2-4 tiếng cho các giấc ngủ ngày.

- Trẻ 1-3 tuổi: 12-14 tiếng.

- Trẻ 3-5 tuổi: 11-13 tiếng.

- Trẻ 5-12 tuổi: 10-11 tiếng.

Việc của bạn là tạo cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ, nơi ngủ thoải mái, an toàn.

4. Một chút bụi bẩn sẽ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch.

Bạn nên để cho trẻ chơi trong môi trường có một chút bụi. Đôi khi trẻ có thể ăn các thức ăn có chút bụi, bạn đừng hoảng sợ điều đó. Cơ thể trẻ sẽ tự phản ứng, hệ miễn dịch sẽ phát triển loại bỏ vi khuẩn gây hại ra khỏi cơ thể.

5. Vận động thường xuyên

Ngoài chế độ dinh dưỡng tốt, trẻ cần hoạt động thể chất thông qua các trò chơi thúc đẩy tinh thần và cảm xúc. Tham gia các trò chơi giúp trẻ vui vẻ. Đó là một yếu tốt quan trọng giúp hệ miễn dịch của trẻ khỏe mạnh.

Trẻ thường xuyên vận động, ít có thời gian ngồi trước màn hình tivi hay máy tính sẽ khỏe mạnh và ít ốm hơn những trẻ khác.

6. Vitamin và khoáng chất bổ sung

Trẻ cần được bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để tăng trưởng và phát triển cũng như xây dựng một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Nếu bạn nghĩ rằng trẻ thiếu vi chất nào đó do thói quen uống thì cần trao đổi với bác sĩ nhi để được tư vấn cụ thể.

7. Rửa tay với xà phòng

Đây là một câu nói rất quen thuộc nhưng nhiều người lại quên hoặc không để ý.

Rửa tay giúp ngăn chặn vi khuẩn không xâm nhập vào chể, từ đó hỗ trợ cho hệ miễn dịch.

Dưới đây là những lưu ý khi hướng dẫn trẻ rửa tay:

- Dùng nước ấm.

- Xoa tay vào nhau, xoa lòng bàn tay, mặt ngoài của tay và giữa các ngón tay.

Theo Phununet

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video