Quy định của pháp luật về chức năng đại diện của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

05/07/2009
Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã nêu rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong tổ chức thực hiện pháp luật và kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật. Sau đây là một số quy định cụ thể.

Hiếp pháp 1992

- “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân”; Hội có trách nhiệm “tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp, pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức Nhà nước” (Điều 9 )

- Hội có quyền trình dự án luật trước Quốc hội. Quyền trình dự án luật được thực hiện bằng việc trình dự án luật mới hoặc trình dự án sửa đổi, bổ sung luật hiện hành (Điều 87).

- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được mời tham dự các phiên họp của Chính phủ khi bàn các vấn đề có liên quan (Điều 111); Chủ tịch Hội các cấp được mời tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân; Uỷ ban nhân dân cùng cấp khi bàn các vấn đề liên quan. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thực hiện chế độ thông báo tình hình mọi mặt của địa phương cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân,lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. (Điều 125)

- Chính phủ phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tạo điều kiện để các tổ chức đó hoạt động có hiệu quả (Điều 112).


Bộ luật, Luật:

a) Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật:

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có quyền ký kết các Nghị quyết liên tịch với Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ (Điều 2); Hội có quyền tham gia góp ý kiến về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (Điều 4); Hội có quyền đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội giải thích luật, pháp lệnh (Điều 85).

b) Luật Tổ chức Chính phủ quy định:

Chính phủ phối hợp với Ban chấp hành Trung ương Hội trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình và tổ chức, chỉ đạo các phong trào nhân dân thực hiện các nhiệm vụ quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Chính phủ thường xuyên thông báo cho Ban chấp hành Trung ương Hội tình hình kinh tế - xã hội và các quyết định, chủ trương, công tác lớn; Khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phụ nữ - trẻ em, Chính phủ gửi dự thảo văn bản để Hội tham gia ý kiến; Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để Hội tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan; Chính phủ và các thành viên Chính phủ có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết và trả lời các kiến nghị của Hội(Điều 39)

c)Luật Hôn nhân và gia đình quy định

- Hội có trách nhiệm:

+ Thực hiện tư vấn về hôn nhân và gia đình;

+ Kịp thời hoà giải mâu thuẫn trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình. (Điều 3);

-Hội Liên hiệp Phụ nữ, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền:

+ Yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện Kiểm sát yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 9 và Điều 10 của Luật Hôn nhân và Gia đình (Điều 15);

+ Yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện Kiểm sát yêu cầu Toà án hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên. (Điều 42);

+ Yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện Kiểm sát yêu cầu Toà án, buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó. (Điều 55);

+ Yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện Kiểm sát yêu cầu Toà án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự (Điều 66);

+ Yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện Kiểm sát yêu cầu Toà án ra quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi trong các trường hợp quy định tại điểm 2 và điểm 3 Điều 76 Luật hôn nhân và gia đình (Điều 77).

d)Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định:

Hội có quyền khởi kiện vì lợi ích của phụ nữ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình; khi khởi kiện, Hội có quyền nghĩa vụ của nguyên đơn (Điều 162). Bộ luật Tố tụng Dân sựcòn quy định nhiều cơ quan tổ chức có thể cùng khởi kiện một cá nhân, một tổ chức khác. Vì vậy, Hội có thể trao đổi, bàn bạc để cùng khởi kiện một cá nhân, một tổ chức (Điều 163).

e)Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định:

- Khi phát hiện hoặc nhận được tố giác tội phạm của công dân, Hội phải báo tin ngay cho cơ quan điều tra bằng văn bản (Điều 101); Cơ quan tiến hành tố tụng phải trả lời kết quả giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của Hội cho Hội (Điều 25);

- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án có thể đề nghị Hội cử người bào chữa cho thành viên Hội trong trường hợp bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình; bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất (Điều 57);

- Hội có quyền cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là hội viên của Hội.

f)Luật Khiếu nại, tố cáo quy định:

Hội có trách nhiệm tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo; khi nhận được khiếu nại, tố cáo thì nghiên cứu chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo; khiếu nại, tố cáo do Hội chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải được xem xét, giải quyết và trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết phải thông báo bằng văn bản Hội biết kết quả giải quyết; khi nhận được thông báo kết quả giải quyết, nếu Hội đồng ý với kết quả giải quyết đó thì Hội có quyền kiến nghị cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết; cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm trả lời kiến nghị đó trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết (Điều 91).

Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân khi nhận được khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền và đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; đồng thời báo cho người khiếu nại, tố cáo biết việc chuyển đơn đó; Người có thẩm quyền khi nhận được khiếu nại, tố cáo do đại biểu QH, đại biểu HĐND chuyển đến phải xem xét; Người có thẩm quyền khi nhận được khiếu nại, tố cáo do đại biểu QH, đại biểu HĐND chuyển đến phải xem xét, giải quyết và trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết phải thông báo bằng văn bản cho đại biểu Quốc hội, đại

g)Luật Bình đẳng giới:

- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có trách nhiệm tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bình đẳng giới (Khoản 1, Điều 29; Hội có trách nhiệm thực hiện phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về bình đẳng giới; có trách nhiệm thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái theo quy định của pháp luật(Khoản 5, Điều 30)

- Là tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều 29, 30 Luật Bình đẳng giới: bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới; tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên, đoàn viên thực hiện bình đẳng giới. Đồng thời Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có trách nhiệm: tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan bồi dưỡng, giới thiệu phụ nữ đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; phụ nữ đủ tiêu chuẩn tham gia quản lý, lãnh đạo các cơ quan trong hệ thống chính trị.

h)Luât phòng, chống bạo lực gia đình quy định:

- Hội có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã: hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các tổ chức hòa giải ở cơ sở thực hiện hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình (Khoản 2, Điều 15);

- Hướng dẫn, tạo điều kiện cho hoạt động tư vấn về gia đình ở cơ sở (Khoản 4, Điều 16); Hỗ trợ khẩn cấp các nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân bạo lực gia đình trong trường hợp cần thiết (Điều 25); yêu cầu cấm tiếp xúc giữa người có hành vi bạo lực với nạn nhân bạo lực (Điểm a, Khoản 1 Điều 20 và Điểm a, Khoản 1, Điều 21);

- Tuyên truyền, vận động, xây dựng các địa chỉ tin cậy ở cộng đồng (Khoản 5, Điều 30); tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích, động viên hội viên và nhân dân chấp hành pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác (Khoản 1, Điều 33);

- Kiến nghị những biện pháp cần thiết với cơ quan nhà nước có liên quan để thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác; tham gia phòng, chống bạo lực gia đình, chăm sóc, hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình (Khoản 2, Điều 33);

- Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình (Khoản 3, Điều 33); tổ chức cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (Khoản 2, Điều 34);

- Tổ chức các hoạt động dạy nghề, tín dụng, tiết kiệm để hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (Khoản 3, Điều 34); phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình (Khoản 4, Điều 34).


Pháp lệnh

a)Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở

Hội có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước hữu quan, động viên nhân dân trong việc xây dựng, củng cố Tổ hòa giải và các tổ chức hòa giải khác của nhân dân trong cộng đồng dân cư; giúp đỡ, tạo điều kiện cho hoạt động hòa giải ở cơ sở; tham gia hòa giải theo quy định của pháp luật (Điều 5).

b) Pháp lệnh Dân chủ ở xã, phường, thị trấn

Tại Điều 3 khoản 3 quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã:Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận ở cấp xã có trách nhiệm giám sát việc thực hiện và tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện dân chủ ở cấp xã.


Nghị định:

a) Nghị định số 19/2003/NĐ - CP ngày 07 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ Quy định trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước, quy định:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp Hội tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ, trẻ em (Điều 1);

- Cơ quan hành chính nhà nước các cấp có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho Hội phụ nữ cùng cấp tham gia các hoạt động quản lý nhà nước liên quan đến phụ nữ, trẻ em: 1) Mời đại diện Hội cùng cấp tham gia thảo luận hoặc gửi dự thảo văn bản để Hội góp ý kiến khi xây dựng, bổ sung chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em; 2) Mời đại diện Hội cùng cấp tham gia với tư cách là thành viên chính thức trong các tổ chức tư vấn cho cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp (Hội đồng, Uỷ ban, Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý) về các vấn đề có liên quan đến phụ nữ và trẻ em như: giải quyết lao động, việc làm, đời sống, sức khoẻ, đất đai, nhà ở, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; 3) Định kỳ phối hợp với Hội phụ nữ cùng cấp tổ chức các cuộc họp để thu thập ý kiến về tình hình thực hiện chủ trương, pháp luật, chính sách và phát hiện những hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em để kịp thời giải quyết; 4) Mời đại diện của Hội phụ nữ cùng cấp tham gia các đoàn kiểm tra những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ, trẻ em. Các cơ quan, đơn vị được kiểm tra có trách nhiệm cung cấp số liệu, tài liệu cần thiết liên quan đến công tác kiểm tra (Điều 2).

- Chính quyền các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Hội, như: cấp kinh phí, phương tiện làm việc theo chế độ đã quy định. Giải quyết kịp thời các đề nghị của Hội về tổ chức sản xuất, dịch vụ theo đúng chính sách của Nhà nước (Điều 3);

-Định kỳ thời gian làm việc hàng năm giữa cơ quan hành chính các cấp và Hội phụ nữ các cấp: 1) sáu tháng 1 lần, lãnh đạo Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc CP làm việc với Ban nữ công CĐ cơ quan, CĐ ngành về tình hình thực hiện chế độ, chính sách và đề xuất của Ban nữ công về các vấn đề liên quan đến PN trong cơ quan, trong ngành thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định; 2) Sáu tháng 1 lần lãnh đạo UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 3 tháng 1 lần lãnh đạo UBND cấp huyện, xã làm việc với Ban thường vụ Hội LHPN cùng cấp về tình hình hoạt động của Hội PN, việc thực hiện luật pháp, chính sách và đề xuất của Hội về các vấn đề liên quan đến PNTE; kiểm điểm việc thực hiện Nghị định này, đồng thời thảo luận và xây dựng kế hoạch phối hợp cho các hoạt động tiếp theo (Điều 4).

b) Nghị định số 68/2002 /NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài:

- Hỗ trợ phụ nữ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên có đủ điều kiện sau đây được thành lập Trung tâm hỗ trợ kết hôn: (a). Có chương trình, kế hoạch hoạt động nhân đạo, phi lợi nhuận nhằm hỗ trợ việc kết hôn; (b). Có địa điểm, trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho hoạt động của Trung tâm; (c). Có nhân lực bảo đảm cho hoạt động của Trung tâm; (d). Người dự kiến đứng đầu Trung tâm hỗ trợ kết hôn phải là người có đạo đức tốt, có tâm huyết hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện, không có tiền án.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội trong tổ chức thực hiện pháp luật và kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật còn được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác, như: Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật Đất đai, Luật Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em, Luật Bảo vệ môi trường,… 

Quy định của Điều lệ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

- Chức năng của Hội: “…đại diện, bảo vệ quyền bình đẳng, dân chủ, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước” (khoản 1, Điều 1)

- Nhiệm vụ của Hội: “Tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ; tham mưu đề xuất chính sách với Đảng, Nhà nước về công tác phụ nữ nhằm tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện bình đẳng và phát triển” (khoản 2, Điều 2).

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video