Phòng ngừa thai nhi nhẹ cân, mẹ bầu đã biết?

13/12/2012
Thai nhi nhẹ cân khi chào đời phải chịu những thiệt thòi như dễ bị ngạt, viêm phổi hít phân xu, đa hồng cầu, bị hạ đường huyết trong nhiều tuần.

Những bé có trọng lượng dưới 2.5kg khi chào đời được coi là nhẹ cân. Trọng lượng của trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau từ kích thước tử cung, sức khỏe, tuổi tác người mẹ... Thai nhi nhẹ cân sau khi chào đời sẽ gặp rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sự phát triển trong tương lai. Đây cũng là vấn đề luôn được coi trọng hàng đầu ở mẹ bầu. Nếu mẹ tăng ít hơn 7 kg trong suốt thai kỳ, đứa trẻ sinh ra thường bị nhẹ cân. Tuy nhiên, nhiều thai phụ tăng cân đủ mà con vẫn còi. Để ngăn chặn việc em bé ra đời bị nhẹ cân, có rất nhiều biện pháp phòng ngừa trước và trong khi mang thai, mẹ bầu nên chú ý.

Thai nhi nhẹ cân, vì sao?

- Thiếu sắt:Trong thai kỳ, nếu không bổ sung đủ sắt qua thì quá trình dưỡng thai cũng không hiệu quả, trẻ sinh ra dễ bị nhẹ cân, nhiễm trùng, chỉ số thông minh thấp…

- Chế độ làm việc:Làm việc trong môi trường độc hại, nặng nhọc cũng khiến sức khỏe thai phụ giảm sút, vì vậy cũng gây cản trở quá trình tăng trưởng của em bé trong bụng.

- Hút thuốc lá hoặc ngửi mùi thuốc lá:Sẽ làm giảm rõ rệt cân nặng lúc sinh của trẻ (có thể giảm cả chiều cao và vòng đầu). Do áp lực của khí CO (Carbon monoxide) đối với hemoglobin cao hơn oxy, gây thiếu oxy cho thai và gây co mạch tử cung.

- Bổ sung sớm canxi:Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Sử dụng sớm và quá nhiều, canxi sẽ đọng ở bánh rau, làm giảm chất lượng bánh rau, giảm sự trao đổi dưỡng chất, khiến thai kém phát triển, nhẹ cân khi sinh. Mẹ nếu uống quá nhiều canxi có thể khiến bản thân bị sỏi đường tiết niệu, sỏi thận.

- Nhau thai có vấn đề:Có vấn đề ở nhau thai làm giảm lượng máu cung cấp cho bé. Điều này hạn chế sự phát triển của bé vì bé không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng cần thiết qua nhau thai. Huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu từ mẹ sang con qua nhau thai. Nó cũng gây nên hiện tượng nhẹ cân ở bào thai.

- Mẹ có chế độ ăn không đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết, chế độ ăn không cân đối, không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai và đặc biệt là quá trình tăng cân của người mẹ trong quá trình mang thai dưới 7 kg.

- Tuổi kết hôn của mẹ dưới 18 tuổi, khoảng cách sinh quá dày, những bà mẹ trong khi mang thai phải lao động nặng nhọc, không được nghỉ trước sinh đầy đủ. Các bệnh tật của người mẹ và việc đẻ thiếu tháng cũng góp phần làm cho tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp tăng cao.

Phòng ngừa thai nhi nhẹ cân

- Giảm căng thẳng và tạo tâm lý thoải mái khi bầu bí: Bạn nên thường xuyên thực hành bài tập hít thở thoải mái và giảm căng thẳng vì stress là một trong những nguyên nhân chính khiến thai nhi bị nhẹ cân. Hãy ngồi thoải mái và hít thở sâu bằng mũi sau đó thở tất cả không khí ra qua miệng. Trong khi thở, dạ dày của bạn sẽ co bóp giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi.

- Để vẫn cung cấp đủ dưỡng chất, giúp thai nhi sinh ra không bị nhẹ cân và mẹ không béo phì, thai phụ phải có chế độ ăn uống, nghỉ dưỡng khoa học. Thai phụ cũng cần sử dụng đa dạng các loại thực phẩm, ăn nhiều bữa để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và tăng cân hợp lý. Các loại thức ăn giàu đạm như tôm, cua, trứng sữa, chỉ nên ăn từ 150 – 170g/ngày. Trong suốt thai kỳ, thai phụ chỉ nên tăng từ 9 – 14kg, mang đa thai tăng từ 15 – 20kg.

- Bổ sung vitamin: Bổ sung đầy đủ vitamin trước khi sinh để đảm bảo cho bạn và thai nhi được hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Những chất dinh dưỡng thiết yếu nhất là: Axit folic, sắt và canxi.

- Bên cạnh dinh dưỡng, luyện tập, vận động hợp lý cũng rất có lợi cho sức khỏe của bà mẹ và em bé. Hơn nữa, luyện tập còn giúp thai nhi dễ hấp thu được nhiều oxy và phát triển tốt.

- Hãy chắc rằng bạn đi khám thai đầy đủ vì bất kỳ trục trặc nào về sức khỏe sẽ được phát hiện và can thiệp sớm.

 

Nguy cơ với thai nhi nhẹ cân

Ngay từ khi chào đời, trẻ nhẹ cân đã phải chịu những thiệt thòi như dễ bị ngạt, viêm phổi hít phân xu, đa hồng cầu, bị hạ đường huyết trong nhiều tuần.

Nhiều nghiên cứu khác cho thấy tình trạng chậm phát triển của thai nhi trong tử cung có ảnh hưởng lâu dài đến sự tăng trưởng của trẻ. Trẻ nhẹ cân có chỉ số thông minh kém hơn trẻ đủ cân. Ở lứa tuổi học đường, trẻ nhẹ cân có chỉ số thông minh, chỉ số phối hợp nhìn – vận động, mức độ đọc thấp hơn bé sinh đủ ký.

Các vấn đề về cư xử như kích động, kém phối hợp động tác, khó tập trung thường gặp hơn ở trẻ nhẹ cân. Trẻ nhẹ cân sinh ra từ các bà mẹ cao huyết áp, tiếp tục có đầu nhỏ hoặc vấn đề chậm phát triển thần kinh hơn trẻ đủ cân.


Theo phunu.net

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video