Phiên họp 54 UBĐV Phụ nữ LHQ

08/03/2010
THỰC HIỆN CƯƠNG LĨNH HÀNH ĐỘNG BẮC KINH SẼ ĐẢM BẢO CHẮC CHĂN SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THIÊN NIÊN KỶ.
THÚC ĐẨY THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PTTNK KHÔNG ĐƯỢC LÀM HẸP CÁC MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ CỦA PHỤ NỮ

Ủy ban Địa vị phụ nữ các khu vực thảo luận về khoảng cách trong việc thực hiện các mục tiêu của CLHĐ BK, đề xuất cơ chế mới và thay đổi về cơ cấu tổ chức của LHQ liên quan đến Giới để thức đẩy quyền của phụ nữ.

 

Thưc hiện CLHĐBK là điều cốt lõi để đạt được các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MTPT TNK). Những thay đổi lớn trong cách tiếp cận vấn đề đói nghèo phải mang tính đa chiều cũng giống như cách tiếp cận vấn đề quyền năng của phụ nữ phải mang tính toàn diện. Tại 2 phiên họp của Ủy ban ĐVPN ngày 04/03/2010, nhiều đại biểu nhận xét việc thực hiện CLHĐ Bắc kinh và lấp các khoảng cách giới trong 15 năm qua hầu như là số không. 

 

Một diễn giả từ tổ chức “Các giải pháp phát triển cho phụ nữ trong kỷ nguyên mới (DAWN) phát biểu về mối quan hệ giữa thực hiện CLHĐ và MTPT TNK “Chúng tôi rất bất bình bởi việc vì thúc đẩy thực hiện các mục tiêu TNK mà làm hẹp đi các mục tiêu và nội dung đã được thông qua từ 15 năm trước đây. Mặc dù các mục tiêu đó có thể tăng cường việc thực hiện CLHĐ BK nhưng vấn đề là nó chỉ bao gồm phần nào các mục tiêu của Cương lĩnh. Tăng quyền năng cho phụ nữ cần phải có ngay một phương pháp tiếp cận đa ngành, chặt chẽ và một khung khổ phát triển thừa nhận các mục tiêu của CLHĐ BK và các mục tiêu không thể đạt được của khi các dịch vụ xã hội thiết yếu đang bị xói mòn do tư nhân hóa. Một phương pháp tiếp cận theo quyền đối với việc thực hiện các MTPT và bình đẳng giới vừa là một nghĩa vụ tinh thần và một mệnh lệnh về phát triển".

 

Một diễn giả khác là đồng chủ tịch nghiên cứu phụ nữ Đại học Ottawa/Carleton, Canada, cho rằng việc thực hiện CLHĐBK là quá chậm chạp, một phần do các kế hoạch quốc gia không mấy thành công trong việc thay đổi chính sách để tăng tốc độ BĐG. Thường thấy các chính phủ không hành động hay hành động cầm chừng trong lĩnh vực này và xã hội dân sự không thúc ép mạnh việc thực hiện các cam kết. Các chỉ số thì nghèo nàn hoặc không có vì thường bị gộp vào số liệu chung toàn quốc che đậy sự bất bình đẳng. Chỉ có rất ít diễn đàn quốc tế đối thoại về các vấn đề phụ nữ. Có rất nhiều cách thay đổi tình hình trên, đặc biệt là các chính phủ phải đảm bảo trách nhiệm thực thi quyền con người trong Công ước CEDAW.

 

Về thành công trong thực hiện CLHĐ BK: Một diễn giả là trưởng đại diện UNDP tại Anbania cho rằng phụ nữ có nhiều tiến bộ trong tham gia ra quyết định. Số nữ nghị sĩ được bầu nhiệm kỳ này tăng so với nhiệm kỳ trước từ 7 %năm 2005 lên 16.4% năm 2009. Albania, thực hiện thí điểm “Chương trình một cửa” thông qua nâng cao các công cụ tăng cường trách nhiệm giải trình như Thẻ chấm điểm Giới, cho thấy tác động bước đầu của một cơ quan quản lý Bình đẳng giới mạnh.

 

Phiên họp chiều tập trung vào “Quan điểm của các khu vực về sự tiến bộ và các vấn đề còn tồn tại cũng như những thách thứctrong thực hiện CLHĐBK. Phiên họp đã nghe những phát hiện trong báo cáo của UB DVPN LHQ của năm khu vực dduocj tiến hành trong quá trình chuẩn bị cho phiien họp 54 kiểm điểm 15 năm.  Có bốn trong năm khu vực đã tổ chức Cuộ họp lien chính phủ cấp khu vực.

 

Trong phần trình bày, các diễn giả nhấn những thành quả quan trọng trong những năm gần đây. Ở châu Á phần lớn các chính phủ đã thiết lập cơ chế thúc đẩy quyền của phụ nữ. Khoảng 400 đại biểu đã tham dự hội nghị khu vực kiểm điểm thực hiện CLHĐBK và ra Tuyên bố Bắc Kinh cộng 15 hoan nghênh nhiều đề xuất trong đó có đề xuất thay đổi cơ cấu của LHQ. Ở châu Âu các xu hướng cho thấy các nước đã đạt được tiến bộ vững chắc trong việc hình sự hóa bạo lực đối với phụ nữ và trợ giúp nạn nhân. Tăng quyền năng cho PN cũng được ủng hộ mạnh mẽ ở Tây Á thông qua việc ban hành Luật Gia đình và thành lập Tòa án gia đình. Ngoài ra, có 19 trong 22 nước Ả rập đã thông qua Công ước phụ nữ.

Theo tin của Vụ Thông Tin Hội đồng kinh tế Xã hội LHQ, 4/03/2010

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video