Nữ thợ hàn người Mỹ gốc Phi đầu tiên của ngành công nghiệp đóng tàu trong Thế chiến II

05/04/2018
Frances Albrier là nhà hoạt động, chính trị gia và là nhà tổ chức lao động, đã lãnh đạo một số chiến dịch quan trọng vì quyền bình đẳng xã hội ở Bắc California (Mỹ) trong thế kỷ 20. Bà còn là nữ thợ hàn người Mỹ gốc Phi đầu tiên của ngành công nghiệp đóng tàu trong Thế chiến II.

Bà hoạt động tích cực trong Hiệp hội toàn cầu cải thiện điều kiện sống cho người da đen (UNIA), Hội đồng Quốc gia Phụ nữ độc quyền (NCNW) và các tổ chức địa phương trong vùng vịnh phía Đông. Cuộc sống của Albrier đã để lại những bài học về sự vấn đề di cư, lao động và hoạt động chính trị ở bờ Tây, một khu vực thường liên quan đến chủ nghĩa cực đoan vào giữa cuối thế kỷ 20.

Frances Albrier sinh ngày 21/9/1898 tại Mount Vernon, New York với tên khai sinh là Frances Mary Redgray. Cha mẹ bà hạnh phúc đón chào cặp song sinh ra đời ngày hôm đó, nhưng người chị em của Frances đã mất ngay sau khi chào đời. Ba năm sau, trong lần mang thai thứ hai, mẹ bà qua đời sau khi sinh em gái của Frances. Chị em bà được cha gửi đến sống cùng bà nội ở Tuskegee, Alabama. Ở đó, Frances lớn lên trong một cộng đồng người da màu gần gũi và được hưởng các giá trị về giáo dục, triết học và tôn giáo. Bà được học tại học viện Tuskegee với sự giúp đỡ của lãnh đạo của hội từ thiện Booker T. Washington. Thông qua việc đào tạo nghề của tổ chức từ thiện, bà kiếm được tiền từ các sản phẩm làm ra để giúp chi trả học phí.

Sau khi tốt nghiệp, Albrier học tại trường đại học Fisk một thời gian ngắn rồi chuyển sang đại học Howard ở thủ đô Washington ngành điều dưỡng và công tác xã hội. Tại Howard, bà đã gặp Mary Church Terrell và gia nhập Hội đồng Quốc gia Phụ nữ độc quyền. Sau khi tốt nghiệp đại học Howard năm 1920, bà chuyển đến California sống cùng với cha. Albrier đã cống hiến phần đời còn lại của mình tại đây, đầu tiên ở Pasadena, tiếp đến là Berkeley, và là một phần của cộng đồng lớn người Mỹ gốc Phi di cư từ phía nam sang tìm cơ hội ở phía tây. Bà kết hôn, ông William Albert Jackson ngay sau khi đến California và có với nhau ba đứa con.

Albrier là một nhà hoạt động sôi nổi và bền bỉ trong 60 năm, tập trung vào các vấn đề xã hội ảnh hưởng đến cộng đồng người Mỹ gốc Phi. Năm 1921, bà gia nhập Hiệp hội toàn cầu cải thiện điều kiện sống cho người da đen, một tổ chức do Marcus Garvey lãnh đạo, tập trung vào việc giải phóng người da đen trên toàn thế giới. Từ năm 1925-1931, Albrier làm việc tại công ty Pullman và hoạt động như một người bênh vực cho các nghiệp đoàn. Cái chết của người chồng vào năm 1930 đã để lại cho bà ba đứa con dưới 10 tuổi. Năm 1934 bà kết hôn với William Albrier, một người tổ chức nghiệp đoàn và bắt đầu giai đoạn tiếp theo cuộc đời hoạt động chính trị của mình.

Albrier trở thành người phụ nữ da đen đầu tiên được bầu vào Ủy ban Trung ương Dân chủ của Quận Alameda năm 1938, nơi bà tham gia vào một số chiến dịch đòi quyền công bằng cho xã hội tập trung vào các vấn đề như quyền bầu cử, bình đẳng về chủng tộc và bình đẳng giới. Mong muốn được làm việc trong ngành điều dưỡng của bà đã không thể trở thành hiện bởi sự phân biệt đối xử. Tuy nhiên, điều đó không ngăn cản bà theo đuổi những giấc mơ của mình.

 Ảnh minh họa

 Bà là người phát động chiến dịch "Không mua hàng ở nơi bạn không được làm việc" khi xảy ra sự phân biệt trong công việc đối với người da màu

Trong Thế chiến II, bà đã trở thành người phụ nữ da đen đầu tiên làm y tá cho Hội chữ thập đỏ. Albrier càng mạnh mẽ ủng hộ bình đẳng giới và đấu tranh để chấm dứt sự phân biệt giới tính khi năm 1942, bà trở thành người thợ hàn da đen đầu tiên ở xưởng đóng tàu Richmond Kaiser. Bà tiếp tục đấu tranh cho sự công bằng xã hội trong những năm 1950, 1960 và 1970 bằng cách theo đuổi các diễn đàn chống phân biệt đối xử. Một chương trình trong số đó là chiến dịch "Không mua hàng ở nơi bạn không thể làm việc" được phát động bởi Albrier và một số nhà hoạt động vì cộng đồng sau khi các cửa hàng địa phương từ chối thuê nhân viên da màu. Hoạt động của Albrier bền bỉ và liên tục cho đến khi bà qua đời vào ngày 21/8/1987.

PNVN

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video