Những phụ nữ Mường làm giàu quê hương Hoà Binh

25/12/2013
Sinh ra và trưởng thành từ những vùng quê nghèo của tỉnh Hoà Bình, họ đã nỗ lực vươn lên làm giàu cho bản thân và tạo công ăn việc làm cho phụ nữ, góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển của quê hương, đất nước

* Chị Bin giữ lửa cho nghề dệt thổ cẩm

Trang phục, đồ dùng thổ cẩm dân tộc Mường là sắc thái riêng truyền thốngđược sáng tạo băng đôi bàn tay của phụ nữ Mường. Nhưng cùng với sự thay đổi của nền kinh tế, nghề dệt thổ cẩm của xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn, Hoà Bình) bị mai một. Là người con đất Mường Yên Nghiệpgiàu bản sắc văn hoá dân tộc, chị Dương Thị Bin luôn trăn trở làm thế nào khôi phục và lưu giữ lại nét đẹp văn hoá từ nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

Chị tích cực tìm hiểu nhu cầu thị trường về hàng thổ cẩm, tìm thị trường, nỗ lực thành lập công ty TNHH một thành viên Lục Nghiệp Thành để sản xuất, tiêu thụ trang phụ, đồ dùng thổ cẩm. Không chỉ chú trọng đến các mặt hàng truyền thống, chị luôn sáng tạo thay đổi mẫu mã, kiểu dáng để tạo ra hàng hóa thổ cẩm đa dạng. Không phụcông sức của chị, sản phẩm do công ty làm ra không chỉ được thị trường trong tỉnh đón nhận mà còn được tiêu thụ ở các huyện miền núi phía bắc tỉnh Thanh Hoá. Đặc biệt, cuối năm 2012, UBND tỉnh đã ra quyết định công nhận làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống và chị Bin là Trưởng làng nghề

Công ty chị ngày càng phát triển, tạo việc làm thường xuyên cho trên 100 lao động nữ với mức thu nhập 1,8 - 2 triệu đồng/tháng. Chị đang nỗ lực để phát triển làng nghề, phát triển công ty lớn mạnh hơn nữa để có cơ hội tạo việc làm, đào tạo nghề cho nhiều phụ nữ hơn nữa, góp phần thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

* Cán bộ Hội phụ nữ Mường Động làm giàu từ đôi tay

Chị là Bùi Thị Tăm làng Sào Đông  (xã Sào Báy, huyện Kim Bôi). Cũng như nhiều chị em phụ nữ vùng núi nghèo, ngày nông nhàn chị phải rời xa tổ ấm, con nhỏ để đi làm ăn xa với những nỗi vất vả, khó khăn và rủi ro, cám dỗ.

Khi được tín nhiệm giới thiệu làm Chi hội trưởng Phụ nữ (2001), chị luôn đau đáu tìm công việc phù hợp tại địa phương cho bản thân và chị em để không phải đi làm ăn xa. Hoạt động Hội cho chị thêm hiểu biết, chị biết đến nhiều tấm gương phụ nữvươn lên làm giàu từ chính đôi tay, biết đến các nghề, các làng nghề truyền thống.Không ngại khó khăn, tốn kém, chị đi tìm hiểu nghề ở các làng nghề ở tỉnh Hà Tây cũ và quyết định theo nghề đan giỏ hoa bằng dây rừng xuất khẩu – nghề phù hợp với nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương (cây guột, cây tre, giang…).

Phát huy tính năng động, mạnh dạn, chị đứng ra nhận hợp đồng và tổ chức cho chị em sản xuất. Do sự năng động, luôn tìm tòi, học hỏi cải tiến mẫu mã, làm ra những sản phẩm thủ công đa dạng như: lẵng hoa, làn, thú với những hình thù khác nhau, sản phẩm của chị ngày càng được thị trường yêu chuộng và ngày càng có nhiều đơn đặt hàng. Từ những lô hàng đầu tiênnăng suất cao chưa cao, mức lương bình quân của chị em chỉ đạt 500.000 – 800.000 đồng/người/tháng, đến nay nhóm sản xuất của chị với 30 lao động nông nhàn đã có thu nhập bình quân từ 1.500.000 - 2.000.0000đ/người/tháng

Không chỉ làm giàu cho gia đình, xã hội, chị luôn xác định rõ trách nhiệm của người cán bộ Hội với tinh thần công tác nhiệt tình, gương mẫu và là người vợ đảm biết sắp xếp công việc gia đình chu toàn, nuôi dạy con cái khôn lớn.

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video