Kiến nghị của Hội nghị

06/07/2006



Thành phố Hồ Chí Minh, 3-4 tháng 7 năm 2006,

Tại Đại hội đồng AIPO lần thứ 23 đã ban hành Nghị quyết về chống buôn bán phụ nữ, Đại hội đồng lần thứ 25 đã ban hành nghị quyết về vai trò của các nghị sỹ về phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em,Đại hội đồng AIPO lần thứ 26 đã ban hành nghị quyết phối hợp trong công tác lập pháp về phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em,


Thực hiện Nghị quyết của Đại hội đồng AIPO lần thứ 26, Quốc hội Việt Nam đã chủ trì tổ chức Hội nghị chuyên đề AIPO về hợp tác lập pháp trong phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em tại TP Hồ Chí Minh trong hai ngày 3 và 4 tháng 7 năm 2006.


Các đại biểu AIPO và các nước nước quan sát viên đặc biệt tham dự hội nghị nhận thấy tính nghiêm trọng và cấp bách trong Phòng, chống buôn bán người trong khu vực ASEAN. Chống buôn người đang trở thànhmột vấn đề quan tâm ưu tiên đối với các nước khu vực ASEAN. Do đó, chúng tôi nhận thấy vai trò quan trọng của các nghị sỹ và cơ quan lập pháp trong việc phòng ngừa, đấu tranh chống buôn người và bảo vệ nạn nhân.

 

Chúng tôi những thành viên, quan sát viên đặc biệt của AIPO đã thảo luận và thống nhất:

 

1, Buôn bán người đó là một vấn nạn bóc lột lớn không chỉ đối với phụ nữ và trẻ em mà còn cả đối với nam giớilà một vấn đề hết sức phức tạp và đa dạng xảy ra ở tất cả các nước trong khu vực ASEAN, các nước trong trong khu vực đồng thời vừa là nguồn cung, điểm đến hoặc trung chuyển của vấn nạn này. Do đó, vấn đề mấu chốt hiện nay là phải làm sao để có sự thống nhất hài hoà ở tất cả các cấp khác nhau trong nhận thức, khái niệm về buôn bán người giữa các nước ASEAN.

2, Do tính phức tạp và biến động của nạn buôn bán người trong khu vực, các nước ASEAN, cho dù là quốc gia xuất xứ, trung chuyển hay tiếp nhận, đều phải chia sẻ trách nhiệm trong việc đưa ra những biện pháp phù hợp để phòng ngừa và đấu tranh chống nạn buôn bán người.


3, Mặc dù các nước ASEAN đã có những thành công nhất định trong phòng, chống buôn bán người, nhưng đều thừa nhận rằng để đạt được mục tiêu chung thì cần chú trọng đúng mức đến Nghị định thư của Liệp hợp quốc về phòng, chống buôn bán người, bổ sung Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.


4, Tầm quan trọng của việc hợp tác ở quốc gia và khu vực trong phòng, chống buôn bán người và sự cần thiết phải phối hợp các sáng kiến trong hợp tác lập láp của AIPO, cũng như các hoạt động lập pháp và giám sát của nghị viện các nước AIPO, với các sáng kiến của tổ chức ASEAN và các nước thành viên ASEAN.


5, Do có khó khăn trong việc điều phối các cách tiếp cận về lập pháp và tư pháp giữa các quốc gia nên điều hết sức quan trọng là cần có một khung khổ pháp lý tạo thuận lợi cho việc phòng ngừa và đấu tranh chống nạn buôn bán người cũng như bảo vệ nạn nhân bị buôn bán.


6, Điểm quan trọng của khung pháp lý đó là xử lý các vấn đề thu lợi tài chính bất hợp pháp trong việc phòng, chống buôn bán người.


7, Những kinh nghiệm hữu ích, những tác động hữu hiệu của từng nước qua từng mảng pháp luật liên quan đền phòng, chống buôn bán người.

 

Thống nhất với tất cả các ý kiến nêu trên, chúng tôi khuyến nghị đối với Đại hội đồng AIPO lần thứ 27 thông quaNghị quyết chuyên đề về phòng, chống buôn bán người, trong đó:


1, Thiết lập một nhóm chuyên gia AIPO, bao gồm đại diện của các thành viên AIPO, quan sát viên đặc biệt và các thành phần khác có liên quan; nhóm chuyên gia có nhiệm vụ: (i) đánh giá khung pháp luật hiện hành thông qua một công cụ chung (ii) xây dựng chiến lược khu vực trong việc phối hợp lập pháp trong phòng, chống buôn bán người, kể cả trao đổi thông tin, xây dựng năng lực để phòng, chống buôn bán người, và (iii) Báo cáo trước Đại hội đồng AIPO lần thứ 28.Nhóm chuyên gia sẽ tìm biện pháp phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hữu quan như các tổ chức của Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế khác và các tổ chức phi chính phủ.


2, Đẩy mạnh hợp tác giữa AIPO và ASEAN trong việc thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của công tác phòng, chống buôn bán người.


Đề nghị các thành viên AIPO, các quan sát viên đặc biệt và các nước quan sát viên:


1, Đánh giá khung pháp lý liên quan đến phòng, chống buôn bán người và xây dựng các luật riêng trong lĩnh vực này dựa trên nhận thức chung về buôn bán người theo, có tính đến các tiêu chí của Nghị định thư của Liên hợp quốc và hình sự hoá tất cả các hành vi có liên quan đến buôn bán người.


2, Vận động Chính phủ các nước, nếu thích hợp, gia nhập Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia của Liên hợp quốc và Nghị định thư về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.


3, Giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống buôn bán người.


4, Đẩy mạnh hợp tác giữa các cơ quan lập pháp và hành pháp ở mỗi nước trong việc thúc đẩy phòng, chống buôn bán người có hiệu quả.


*Đề nghị đối với các nước quan sát viên, các tổ chức của Liên Hợp quốc và các tổ chức quốc tế
:

Hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm và tài chính để thực hiện các hoạt động hợp tác lập pháp giữa Nghị viện các nước trong phòng, chống buôn bán người./.

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video