Hội viên phụ nữ phát triển kinh tế từ mô hình nuôi bò sữa

05/05/2020
Là người bản địa sinh ra và lớn lên tại thôn Đồng Danh, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình, chị Đinh Thị Hương là người phụ nữ luôn năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, vươn lên phát triển kinh tế làm giàu chính đáng.
Chị Hương chăm sóc đàn bò sữa của gia đình

Trước nhu cầu sử dụng sữa ngày càng nhiều của thị trường tiêu thụ nói chung, người dân trên địa bàn huyện Lạc Thủy nói riêng, năm 2019, gia đình chị Hương đã quyết định chuyển đổi hướng sản xuất, từ trồng cây ăn quả có múi sang mô hình chăn nuôi bò sữa.

Do thiếu kinh nghiệm nên ban đầu gặp không ít khó khăn, nhưng với kiến thức được tập huấn, kinh nghiệm học hỏi từ những hộ đang nuôi bò sữa tại huyện Thanh Oai, Ba Vì (Hà Nội). Sau hơn 1 năm áp dụng các kiến thức đã học được từ lý thuyết và từ thực tiễn các mô hình chăn nuôi bò sữa tại địa phương khác, mô hình chăn nuôi bò sữa của anh chị đã thành công. 

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi bò sữa, chị Hương cho hay: “Việc đầu tiên cần chọn con giống tốt và tuân thủ nghiêm ngặt về chế độ dinh dưỡng, tiêm phòng dịch bệnh cũng như thời gian cho ăn hằng ngày...Giống bò sữa chỉ ưa dùng một loại thức ăn là cỏ VA06. Tuy nhiên, để bò cho sản lượng sữa cao nhất, chất lượng tốt nhất, thì thức ăn cho bò phải bao gồm cả thức ăn xanh, thức ăn khô và tinh bột; chuồng trại phải luôn thoáng đãng, sạch sẽ”. 

Gia đình chị đã đầu tư xây dựng, mở rộng chuồng trại, đảm bảo tốt nhất các điều kiện về nguồn thức ăn và nơi ở đề bò phát triển, cho nhiều sữa. Bắt đầu từ 05 cặp bò sữa đến tháng 7/2019 gia đình chị Hương đã mua thêm 29 con tăng số lượng đàn bò lên 39 controng đó có 19 con đang cho sữa. Mỗi ngày, cho sản lượng trung bình 8 lít sữa/ con, mỗi lít bán ra 20.000 - 22.000 đồng, trừ các chi phí trung bình một tháng gia đình chị Hương thu nhập từ 40 - 60 triệu đồng.

Mô hình nuôi bò sữa của gia đình chị Hương - hội viên phụ nữ thôn Đồng Danh đã mở ra một hướng đi mới cho hội viên phụ nữ trong toàn xã, là một điểm sáng về phát triển chăn nuôi nông hộ để mọi người học tập, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nâng cao giá trị kinh tế nông nghiệp, qua đó góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

http://hoiphunu.hoabinh.gov.vn/

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video