Hội LHPN tỉnh An Giang: Kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 ( ( Kkóa IX )

23/11/2008
Thực hiện Chương trình hành động số 45/CTHĐ-ĐCT, ngày 21/05/2003 của Đoàn Chủ tịch Trung ương hội LHPN Việt Nam về thực hiện các Nghị quyết TW7 (khóa IX); Nghị quyết số 23/NQ-TW “Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; Nghị quyết số 24/ TQ-TW “Về công tác dân tộc”; Nghị quyết số 25/NQ-TW “Về công tác tôn giáo”, qua hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương7, các cấp Hội phụ nữ tỉnh An Giang đã đạt được kết quả như sau:

vVề công tác tuyên truyền, giáo dục trong các tầng lớp phụ nữ

Thông qua các hình thức tuyên truyền phổ biến các nội dung cơ bản của Nghị quyết phù hợp với đặc điểm của điạ phương, các đối tượng phụ nữ như: họp BCH, sịnh hoạt tổ Hội, chi Hội; tổ chức tọa đàm tìm hiểu nội dung Nghị quyết tại các địa bàn vùng dân tộc, tôn giáo, nhất là vùng dân tộc Hội tuyên truyền ngắn gọn bằng tiếng dân tộc để giúp chị em nhận thức được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc bằng những chính sách hỗ trợ vốn, cất nhà, xây dựng cầu vệ sinh … cho bà con dân tộc, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, Hội tổ chức triển khaiNghịquyết, chủ trương chính sách, pháp luật có liên quan đến tôn giáo - dân tộc cho 8.708 lượt phụ nữ, vận động 318.794 lượt cán bộ, hội viên tôn giáo – dân tộc, nữ tín đồ… tham gia các phong trào thi đua yêu nước của địa phương và của Hội.

vHỗ trợ phụ nữ tôn giáo- dân tộc, phụ nữ các xã đặc biệt khó khăn phát triển kinh tế- xóa đói giảm nghèo.

Nhằm góp phần thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo, 5 năm qua Hội phối hợp với Ngân hàng chính sách- xã hội; vốn từ các dự án quốc tế; phi chính phủ… đã hỗ trợ cho 9.076 hộ phụ nữ tôn giáo – dân tộc, với tổng số tiền 28 tỷ đồng giúp chị em phụ nữ tôn giáo- dân tộc chăn nuôi, mua bán nhỏ, thêu, đan khôi phục nghề dệt truyền thống trong phụ nữ Khmer; Chăm. Hội LHPN tỉnh phối hợp với Liên Minh các tổ chức của Đan Mạch, thông qua tổ chức Care Đan Mạch đầu tư dự án “Phát triển cộng đồng có tham gia của người dân” (Pacode) tại xã An hảo, Văn Giáo(Tịnh Biên), xã Ô Lâm, Châu Lăng (Tri Tôn) giai đoạn 2005- 2009. Mục tiêu dự án nhằm góp phần cải thiện điều kiện sống của đồng bào dân tộc Khmer đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, tạo điều kiện cho phụ nữ Khmer nghèo trong vùng dự án nâng cao về kiến thức, tiếp cận đước các dịch vụ và tham gia một cách tích cực vào các quá trình phát triển cộng đồng, tổng ngân sách đầu tư tại An Giang là 909.262 USD (tương đương 16 tỷ VNĐ ). Qua 4 năm thực hiệ, đã có 2.576 phụ nữ Khmer được hưởng lợi từ các hoạt động của dự án, trong đó có 841 hộ phụ nữ Khmer nghèo được vay vốn TDTK, với tổng số tiền là 804.000.000đ.

vHướng các hoạt động về cơ sở, củng cố tổ chức cơ sở Hội, thu hút các đối tượng phụ nữ tham gia sinh hoạt Hội.

Thực hiên sự chỉ đạo của TW Hội và tỉnh Hội, từng huyện, thị xã, thành phố thường xuyên chỉ đạo cho phụ nữ vùng tôn giáo- dân tộc quan tâm công tác củng cố kiện toàn bộ máy tổ chức, phát triển hội viên mới xây dựng lực lượng nòng cốt trong phụ nữ tôn giáo- dân tộc, được các cấp uỷ đảng và Chính quyền đánh giá cao, tặng nhiều bằng khen cho tập thể, cá nhân. Bên cạnh đó, hàng năm, cán bộ phụ nữ tôn giáo- dân tộc (Chăm- Khmer) đều được tập huấn nâng cao năng lực nghiệp vụ công tác Hội, tỉnh, huyện. Một số huyện có điều kiện đưa cán bộ đi tập huấn tại Trường cán bộ phụ nữ TW phân hiệu II (TPHCM). Riêng các chị Chủ tịch phụ nữ cơ sở (Chăm- Khmer) được đi học các lớp lý luận chính trị trung cấp và học văn hóa cấp II, III. Hiện không có cán bộ Hội tôn giáo- dân tộc phải học hay xóa mù .

Việc triển khai thực hiện các Nghị quyết TW7 (khóa IX) đã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên phụ nữ hiểu rõ hơn về quan điểm chủ trương, chính sách, những nội dung chủ yếu của các Nghị quyết TW7, qua đó nâng cao vai trò, vị trí của Hội trong thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc; đổi mới phương thức, hoạt động của Hội, hướng mạnh về cơ sở, quan tâm chăm lo bảo vệ quyền lợi chính đáng của Hội viên phụ nữ, qua đó tập hợp các tầng lớp phụ nữ nhất là phụ nữ tôn giáo, dân tộc, góp phần xây dựng tố chức hội vững mạnh; gắn việc thực hiện Nghị quyết với việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Hội; tham gia ý kiến, đề xuất trong xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các chính sách có liên quan đến đoàn kết toàn dân tộc; tạo thuận lợi cho Hội trong công tác vận động phụ nữ vùng tôn giáo, dân tộc.

Nguyễn Kim Phượng - Ban Tôn giáo Dân tộc
Hội LHPN tỉnh An Giang

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video