Hoạt động giúp phụ nữ xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế của Hội LHPN Bình Định

23/12/2010
Năm 2010, công tác giúp phụ nữ xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững của các cấp Hội phụ nữ ngày càng hiệu quả với nhiều hình thức sáng tạo, tập trung hướng về cơ sở.

Tỉnh Hội phụ nữ đã phối hợp TW Hội, Sở Nội vụ tổ chức 02 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ Hội cơ sở về chương trình giảm nghèo cho 199 cán bộ Hội xã/phường, cán bộ Hội không hưởng lương từ ngân sách; Chỉ đạo các cấp hội chủ động rà soát nắm chắc tình hình phụ nữ nghèo, phụ nữ nghèo làm chủ hộ, quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ hội viên nghèo với nhiều hình thức giúp trên tinh thần “Tương thân tương ái”: hỗ trợ ngày công, con giống, kiến thức, vốn... Trong năm, đã có 23.686/29.739 PNN được giúp vay vốn với số tiền trên 287 tỷ đồng, cùng với ngày công, con giống thành tiền 1.619 triệu đồng, có 2.471 PNN thoát nghèo. Tiếp tục duy trì các mô hình CLB Phụ nữ giỏi nghề nông, CLB Khuyến nông, CLB Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, mô hình làng nghề truyền thống… song song với công tác tuyên truyền hướng dẫn các biện pháp phòng chống hạn, đảm bảo sản xuất nông nghiệp và phòng chống cháy rừng trong thời thiết nắng nóng kéo dài; phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, dịch bệnh rầy nâu trên lúa, chăm sóc vụ đông - xuân đạt kết quả; chuyển giao tiến bộ KHKT thu hút 34.129 lượt chị dự.

Các nguồn vốn giúp phụ nữ phát triển kinh tế gia đình được Hội tăng cường khai thác và sử dụng có hiệu quả theo hướng đa dạng hoá các nguồn vốn, chú trọng mở rộng nguồn vốn tín chấp với ngân hàng CSXH, ngân hàng Nông nghiệp PTNT, cho vay vốn đi đôi với phổ biến kiến thức sử dụng vốn và chuyển giao KHKT. Tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát việc thực hiện hoạt động uỷ thác và quản lý vốn, xây dựng các mô hình tín dụng mới và duy trì các mô hình cũ hiệu quả. Đến nay, tổng dư nợ do Hội quản lý là trên 907 tỷ đồng (so với năm 2009 tăng 28%) tạo điều kiện cho 82.227 chị vay, trong đó dư nợ Ngân hàng CSXH 844.363 triệu đồng/ 50.072 chị vay, dư nợ ngân hàng NN&PTNT 42.204 triệu đồng/ 3.814 chị vay. Tuy nhiên, năm nay việc huy động nguồn vốn ngân hàng Nông nghiệp có phần giảm so với năm trước chỉ có 6/11 huyện – thành phố (có KCN Phú Tài) tham gia, do một số nguyên nhân khách quan của cơ chế tín dụng thương mại, phí quản lý thay đổi, công tác phối hợp dần dần không duy trì ở cơ sở nên một số nơi không thu hút vay vốn thông qua Hội.

Năm 2010, các cấp Hội đã duy trì hiệu quả hoạt động của 692 tổ phụ nữ TKĐK, TDTK với 24.980 thành viên với số tiền huy động 9.479 triệu đồng. Với nguồn vốn trên, đã tạo điều kiện giúp đỡ thành viên, phụ nữ nghèo vay vốn đầu tư phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống. Đồng thời, phối hợp Ngân hàng CSXH tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ các nguồn vốn vay, riêng Tỉnh Hội lồng ghép kiểm tra phong trào với kiểm tra quản lý nguồn vốn tại tổ TK&VV và hiệu quả sử dụng vốn vay tại hộ gia đình. Cơ bản các tổ TK&VV hoạt động hiệu quả, duy trì sinh hoạt theo định kỳ, các chủ trương chính sách vay vốn đều được triển khai kịp thời đến thành viên; Đa số, các hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả góp phần giải quyết việc làm cho phụ nữ, ổn định cuộc sống nên tỷ lệ hoàn trả một số nơi đạt trên 90% (Quy Nhơn, Hoài Nhơn, Tuy Phước); thực hiện huy động gửi tiết kiệm từ thành viên thông qua tổ TK&VV đạt 94,68% (2.669/2.819 tổ). Tuy nhiên, tình trạng nợ quá hạn vẫn cao so với các tổ chức đoàn thể khác khoảng 3,5 tỷ, chủ yếu do nợ quá hạn của Hội đoàn thể khác chuyển qua, có trường hợp đang trong thời gian giải quyết ly hôn và một số trường hợp vay không đúng đối tượng, sử dụng vốn sai mục đích; nhiều nơi chưa phân công nhiệm vụ trong BQL tổ để thực hiện công tác uỷ nhiệm.

Đi đôi với vay vốn, Hội LHPN tỉnh phối hợp Sở Lao động, Thương binh – XH tỉnh, TT Khuyến nông, tổ chức mở 12 lớp tập huấn nghề trồng trọt - chăn nuôi cho 650 chị tại 11 huyện/thành phố chủ yếu hướng dẫn kỹ thuật trồng mì cao sản, ngô lai, lúa lai, kỹ thuật nuôi heo rừng, thỏ, giun quế; Triển khai một số các hoạt động tập huấn chăn nuôi ATSH, hội thảo, tham quan học tập mô hình, hỗ trợ xây dựng chuồng trại đảm bảo ATSH trong khuôn khổ dự án “Cúm gia cầm” tại huyện Tây Sơn, An Nhơn. Ngoài ra, các cấp Hội phối hợp với Trạm khuyến nông huyện mở 98 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về sản xuất, chăn nuôi vụ đông - xuân, nghiệp vụ công tác quản lý vốn, huy động tiền gửi tiết kiệm… cho 5.211 chị tham dự là hội viên, tổ trưởng tổ vay vốn.

Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nữ có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng đa dạng hoá các loại hình hỗ trợ: Từ dự án “Nâng cao năng lực, kiến thức cho phụ nữ kinh doanh và chuẩn bị khởi sự doanh nghiệp” thuộc Quỹ Citi tài trợ do Tỉnh Hội khai thác, được triển khai tại 15 xã thuộc 8 huyện – thành phố. Tỉnh Hội đã tổ chức khảo sát nhu cầu đào tạo, mở 22 lớp tập huấn khởi sự doanh nghiệp và quản lý kinh doanh cho 330 chị là nữ tiểu thương chưa qua đào tạo, hỗ trợ xây dựng 03 CLB Nữ tiểu thương (Phù Mỹ, Phù Cát, Hoài Ân) và tổ chức 03 cuộc thi Văn hoá kinh doanh thời kỳ hội nhập (Tây Sơn, Hoài Nhơn, An Nhơn), thông qua các hoạt động đã thu hút đông đảo chị em tham gia, tạo điều kiện cho nữ tiểu thương tiếp xúc kiến thức mới, nâng cao năng lực quản lý kinh doanh hiệu quả. Ngoài ra, Hội phụ nữ huyện Tuy Phước, An Lão cũng đã tranh thủ nguồn tài trợ quốc tế phối hợp Bộ Công Thương, Công ty Monaco và Hiệp hội Việt Nam - Vương quốc Anh tổ chức mở 04 lớp tập huấn “Nâng cao kỹ năng quản lý kinh doanhcho 160 hộ kinh doanh công nghiệp nông thôn.

Bên cạnh đó, hoạt động của Hội Nữ doanh nhân tỉnh và các CLB Nữ doanh nhân các huyện – thành phố vẫn được duy trì sinh hoạt thường xuyên hàng tháng, quý. Tuy nhiên, việc tổ chức các hoạt động xã hội bề nổi còn gặp nhiều khó khăn, công tác vận động thu hút thành viên tham gia hạn chế nhưng với sự nhiệt tình, năng động của Ban chủ nhiệm cùng với sự phối hợp tạo điều kiện của các cấp Hội, năm qua Hội Nữ doanh nhân tỉnh và các CLB Nữ doanh nhân các huyện – thành phố đã tổ chức một số hoạt động sôi nổi thu hút sự quan tâm của các thành viên tham gia: gặp mặt các nữ lãnh đạo quản lý và hội viên do Hội Nữ Doanh nhântỉnhtổ chức nhân kỷ niệm 100 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, tham gia giao lưu nhân ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10); tham gialớp tập huấn nâng cao năng lực cho doanh nghiệp nữ do Dự án Hà Lan tổ chức; giao lưu “Kinh nghiệm và đạo đức kinh doanh” (Phù Mỹ). Nhân dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6, Hội Nữ doanh nhân tỉnh tổ chức thăm và tặng 120 suất quà trị giá 4.800.000 đồng, cho trẻ em khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Đồng Tâm, hỗ trợ cho phụ nữ nghèo xã Nhơn An- An Nhơn xây dựng 01 mái ấm tình thương trị giá 30 triệu đồng.Đồng thời, Hội LHPN tỉnh cũng đã quan tâm bố trí văn phòng làm việc cho Hội Nữ doanh nhân tỉnh, tạo điều kiện cho Hội có trụ sở làm việc và tiện liên hệ công tác.


Hoạt động dạy nghề được đẩy mạnh, từng bước đa dạng phương thức, loại hình đào tạo, tập trung đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Liên kết với doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức dạy nghề tạo việc làm và bao tiêu sản phẩm đầu ra. Tổ chức các buổi truyền thông, tư vấn trực tiếp đến người lao động, giúp họ nâng cao nhận thức, ý thức được việc học nghề để có cơ hội việc làm tăng thu nhập ổn định cuộc sống. Qua đó, thu hút ngày càng đông học viên tham gia học tập và được giới thiệu việc làm ổn định khi có nhu cầu. Với sự năng động, nổ lực không ngừng của ban giám đốc Trung tâm Dạy nghề Hội LHPN tỉnh, vừa qua Trung tâm đã được UBND tỉnh phê duyệt dự án “Dạy nghề, hỗ trợ và tạo việc làm cho phụ nữ khuyết tật tại tỉnh Bình Định” viện trợ từ tổ chức phi Chính phủ với kinh phí 48.000 EUR; Đưa vào nghiệm thu công trình Trung tâm dạy nghề mới với quy mô 4 tầng tại 30 Nguyễn Văn Bé – TP Quy Nhơn, cùng với việc đa dạng ngành nghề đào tạo như may công nghiệp, nấu ăn, tỉa hoa quả, giúp việc gia đình, tin học, kỹ thuật đan mây tre… phấn đấu trở thành Trung tâm dạy nghề phụ nữ và phát triển. Năm 2010, đã
tổ chức mở 31 khoá đào tạo nghề may công nghiệp, nấu ăn, tin học theo phương thức hướng nghiệp tại chỗ và lưu động cho 877chỉ tiêu, trong đó thuộc diện chính sách 178 học viên. Đồng thời, Trung tâm phối hợp với Hội phụ nữ cơ sở tổ chức đưa máy móc thiết bị dạy nghề may về một số cơ sở may tại địa phương nhằm đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn là nữ, đạt tỷ lệ 100% người học có nhu cầu việc làm.

N.N.L

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video