Hà Nội: nhiều nhà giáo nữ được vinh danh

11/11/2019
Các cô là những điển hình yêu nghề, yêu trẻ, dành nhiều thời gian, tâm sức cho việc chăm sóc, dạy dỗ học sinh và có sáng kiến áp dụng trong giảng dạy hiệu quả.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ tặng bằng khen cho tập thể, cá nhân tiêu biểu 

Sáng 11/11, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức lễ tuyên dương khen thưởng 40 điển hình tiên tiến, nhà giáo ưu tú, nhà giáo mẫu mực năm 2018-2019. Đây là năm học thứ 3, ngành giáo dục Hà Nội trao giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo”.

Ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội - cho biết, 65 năm qua, ngành GD&ĐT Hà Nội không ngừng phát triển và lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đóng góp một lực lượng trí thức không nhỏ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao; chất lượng giáo dục mũi nhọn có chuyển biến mạnh mẽ và rõ nét. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên được tăng cường, đảm bảo chuyên môn và năng lực sư phạm. Các hoạt động, phong trào thi đua trong nhà trường được tổ chức sôi nổi, thiết thực, có ý nghĩa…

Cũng theo ông Dũng, Hà Nội đã khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước, giành thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế với 239 giải và huy chương quốc tế; 155 giải quốc gia năm 2019; đặc biệt, 2 học sinh Việt Nam đã đạt điểm tuyệt đối và điểm cao nhất trong các kỳ thi Olympic Hóa học và Thiên văn học-Vật lý thiên văn năm 2019. Trong kỳ thi THPT quốc gia, Hà Nội là đơn vị có số

Công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS mức độ 2, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

Tại hội nghị, nhiều tập thể và cá nhân của ngành GD&ĐT Thủ đô đã vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Cờ thi đua của Bộ GD&ĐT… 40 nhà giáo Thủ đô cũng đã vinh dự được nhận giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo năm 2019".

Điển hình như cô giáo Phạm Minh Ngọc - giáo viên Trường Mầm non Mai Dịch (quận Cầu Giấy). Với lòng yêu nghề, yêu trẻ, cô đã nghiên cứu, thiết kế và áp dụng có hiệu quả nhiều phần mềm giáo dục, không những giúp trẻ học nhanh, hứng thú mà còn hỗ trợ đồng nghiệp trên toàn quốc tham khảo và học hỏi.

Cô giáo Nguyễn Thị Bích Diệp - giáo viên Trường Tiểu học Tân Mai (quận Hoàng Mai), luôn gương mẫu và nêu cao tinh thần trách nhiệm, không ngừng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, dành nhiều thời gian, tâm sức  cho việc chăm sóc, dạy dỗ học sinh mắc chứng tăng động, giảm tập trung, học sinh tự kỉ.

Cô giáo Vũ Bích Phương - giáo viên Trường Trung học Cơ sở Dịch Vọng (quận Cầu Giấy), đã trực tiếp biên soạn giáo trình dạy môn Sinh học với 6 chủ đề tích hợp trên nền tảng phần mềm công nghệ Onenote, hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức và triển khai dự án trong mùa Hè.

Cô giáo Lưu Thị Hà - giáo viên Trường Trung học Phổ thông Việt - Đức (quận Hoàn Kiếm) với khao khát truyền tình yêu môn ngữ văn cho học sinh, đã áp dụng linh hoạt nhiều hình thức và phương pháp dạy học dạy học tích cực…

Phát biểu tại lễ tuyên dương, trân trọng cảm ơn những đóng góp của ngành Giáo dục và Đào tạo cho công cuộc kiến thiết Thủ đô, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng khẳng định những thành quả đạt được trong 65 năm qua là vô cùng quý giá, cùng với sự quan tâm, chăm lo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và xã hội, là công sức, trí tuệ và tâm huyết của biết bao thế hệ nhà giáo, nhà quản lý của Thủ đô, những tấm gương tận tụy với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu.

Bà Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị ngành GD&ĐT Thủ đô cần tập trung vào việc triển khai sâu rộng các nhiệm vụ của Ngành theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Đảng. Hoàn thành việc rà soát bổ sung quy hoạch mạng lưới trường học đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Xây dựng các đề án, chương trình nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý. Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và phương pháp dạy học; chú trọng dạy ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh.

Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tăng cường giáo dục cho học sinh về kỹ năng sống và kỹ năng thực hành. Chú trọng việc bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia và quốc tế, song song với việc nâng cao chất lượng đại trà. Thực hiện tốt công tác phân luồng và hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Tăng cường mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế về giáo dục. Đặc biệt quan tâm xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục…

PNVN

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video