Giới thiệu các ấn phẩm về phòng chống buôn bán người

16/12/2006
Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em giới thiệu các ấn phẩm về phòng chống buôn bán người

1. Partnership against trafficking (Cùng nhau chống lại nạn buôn bán người).  Bangkok,  UNIAP,  2003. 31 trang

Tài liệu giới thiệu những nét cơ bản về Liên minh các tổ chức quốc tế về buôn bán người của Liên hợp quốc tại tiểu vùng sông Mêkông (UNIAP). Tài liệu đề cập đến những vấn đề mà UNIAP đã làm thông qua các hoạt động của mình tại các nước thuộc tiểu vùng sông Mêkông. Tài liệu đưa ra cái nhìn toàn cảnh về tình hình buôn bán người của các nước này. Bên cạnh những việc làm thiết thực UNIAP đã chú trọng đến các hoạt động về phát triển cơ sở dữ liệu, nghiên cứu, kết nối mạng lưới thông tin… Những bài học, kinh nghiệm đã làm được, trên cơ sở đó đề cập đến các hành động thiết thực nhằm cải thiện, giảm thiểu tệ nạn buôn bán người. Tài liệu cũng đặc biệt coi trọng yếu tố tư pháp và quyền con người trong hệ thống luật pháp của các nước với vai trò ngăn chặn nguy cơ buôn bán lao động, buôn bán người qua biên giới, vai trò nâng cao nhận thức, hỗ trợ các nạn nhân. Trafficking / Mekong sub-region

2. Stock – taking of existing research and data o­n trafficking in girls and women (Xem xét lại tình hình nghiên cứu và số liệu hiện có về buôn bán phụ nữ và trẻ em gái),  Jagadamba Press,  2002. 52tr. Beyond Trafficking: A Joint Initiative in the Millennium Against Trafficking in Girls and Women

Đây là một nghiên cứu được tiến hành tại Nêpan. Nghiên cứu xuất phát từ thực tế nguồn số liệu không phản ánh được thực tế tình hình buôn bán người. Nguồn cung cấp thông tin, thu thập dữ liệu không đầy đủ, xác đáng cũng như thiếu một chế độ thu thập dữ liệu hiệu quả. Mục đích của nghiên cứu nhằm xem xét lại toàn bộ tài liệu, văn kiện, báo cáo… về buôn bán người và xác định khoảng cách giữa nghiên cứu, số liệu và các vấn đề. Nghiên cứu đã làm rõ các định nghĩa, khái niệm chính về buôn bán người và các khái niệm liên quan. Phần tình hình, tính chất nghiêm trọng và mục đích buôn bán người, chú trọng đến tính chất nghiêm trọng của vấn đề về tình hình buôn bán trong và ngoài nước, các yếu tố địa lý – xã hội đối với nạn nhân bị buôn bán. Phần những yếu tố quyết định, tiến trình và những ảnh hưởng của nạn buôn bán người đề cập khá chi tiết về tình hình thực tế của Nêpan, trong đó có yếu tố về việc mở cửa biên giới Ấn Độ – Nêpan. Báo cáo nghiên cứu đi sâu vào miêu tả những bước khởi đầu trong hoạt động chống buôn bán người của các tổ chức quốc tế nhằm ngăn chặn buôn bán phụ nữ và trẻ em; sự vận hành của chính sách chống buôn bán người, khung pháp lý, cơ chế tổ chức của Chính phủ, sự can thiệp của các tổ chức phi chính phủ, xung quanh vấn đề vượt biên. Phần cuối của báo cáo trình bày hiện trạng cơ sở dữ liệu về buôn bán người ở Nêpan

  3.  Vietnam - China seminar o­n prevention trafficking in children (Hội thảo Việt Nam - Trung Quốc về ngăn chặn tình trạng buôn bán trẻ em).  Quang Ninh,  Save the Children UK,  2004. 179tr. Statistical Data / Women / Research / Trafficking / Girls

Buôn bán phụ nữ và trẻ em được xem là một vấn đề có liên quan chặt chẽ đến những đối tượng dễ bị tổn thương và kém phát triển trong xã hội. Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Anh ở Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc đã có những nỗ lực để cùng nhau liên kết hoạt động giảm ảnh hưởng và ngăn chặn tình trạng buôn bán trẻ em.Tập tài liệu hội thảo về ngăn chặn tình trạng buôn bán đối với trẻ em là một cơ hội cho các thành viên của hai nước tham gia chia sẻ những thông tin, kinh nghiệm, hành động thực tiễn và kế hoạch cho những nỗ lực liên kết xa hơn. Hội thảo này nhấn mạnh đến sự thống nhất trong cách tiếp cận cơ bản về quyền trẻ em đối với chương trình. Nó bao gồm cả việc tham gia của thanh, thiếu niên Trung quốc, Việt Nam trong việc thực hiện và các thảo luận nhóm là một hình thức thể hiện mạnh mẽ khát vọng và khả năng trong những nỗ lực chống buôn bán người. Những nội dung này được thể hiện thông qua các báo cáo, bài phát biểu, tóm tắt nghiên cứu … của các đại biểu hai nước tham gia hội thảo.

4. Prevention of trafficking in women in Việt Nam (Ngăn chặn buôn bán phụ nữ ở Việt Nam).  Hà Nội,  Lao động-Xã hội,  2000. 275tr. Lê Thị Quý.

Tài liệu giới thiệu nghiên cứu về buôn bán phụ nữ ở Việt Nam. Tài liệu chia làm hai phần chính. Phần 1 nghiên cứu buôn bán phụ nữ ở miền Bắc Việt Nam với địa bàn chọn là Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương và Hà Nội. Phần này giới thiệu về phương pháp nghiên cứu; bối cảnh lịch sử liên quan đến buôn bán phụ nữ như yếu tố kinh tế xã hội, nghèo đói, sự khác biệt về văn hoá, di cư…; các hình thức và mạng lưới buôn bán; điều kiện sống và làm việc của phụ nữ bị buôn bán trước và sau khi bị buôn bán, trong khi bị bắt làm gái mại dâm; Những ảnh hưởng tiêu cực đối với họ, gia đình và cộng đồng; tiếp theo của phần này cũng đề cập đến luật pháp, chính sách nhà nước trong việc ngăn chặn buôn bán phụ nữ. Phần 2 của cuốn sách giới thiệu nghiên cứu hành động trong việc ngăn chặn buôn bán phụ nữ, tập trung chủ yếu vào phân tích tình hình các địa bàn dự án ưu tiên thực hiện nghiên cứu, các nhóm phụ nữ đặc biệt khó khăn và giới thiệu về kết quả dự án đã làm được. (Viet Nam / Women / Trafficking / Prevention)

5. Uprooting people for their own good? Human displacement, resettlement and traffiking in the greater Mekong sub-region (Buộc người dân di chuyển vì lợi ích của chính họ? Di chuyển, tái định cư của con người và buôn bán người ở tiểu vùng sông Mêkông).  Hà Nội,  Khoa học xã hội,  2004. 231tr.

Cuốn sách tập hợp các bài viết liên quan đến buôn bán người ở các nước thuộc tiểu vùng sông Mêkông như Campuchia, Thái Lan, Trung quốc, Myanma, Việt Nam của các tác giả. Trong đó có các bài viết: Chính sách tái định cư và thực tiễn triển khai ở Trung quốc; Vấn đề đời sống bấp bênh với di cư ở Campuchia; bảo vệ con người dọc biên giới Thái lan – Myanma: một triển vọng sức khoẻ sinh sản; Sự phức tạp của tình trạng buôn bán người: Một xác định lại khái niệm cơ sở để xem xét bằng chứng từ Đông Nam Á; Buôn bán phụ nữ và trẻ em trong sự biến đổi của Việt Nam; Sự trở về của những người bị buôn bán: Những trường hợp ở Myanma và Thái Lan; Chính sách chống buôn bán người và ảnh hưởng của nó đối với lao động tình dục di cư từ Châu Á tại Canada. (Trafficking / Mekong sub-region)

6. Action to combat child domestic labour: A Synthesis report of the ILO/Japan/Korea Asian Meeting o­n Action to combat Child Domestic Labour Chiang Mai, Thailand, 2-4 October 2002 (Hành động chống lại lao động trẻ em trong nước: Tổng hợp báo cáo từ Hội nghị Châu Á, ILO/Nhật bản/Hàn quốc về Hành động chống lại lao động trẻ em trong nước tại Chiềng Mai, Thái Lan, 2-4 tháng 10 năm 2002).  Bangkok,  IPEC,  2002. 135tr.

Hội nghị Châu Á lần này là diễn đàn ba bên đầu tiên của ILO khu vực nhằm đề cập đến kinh nghiệm về những vi phạm nghiêm trọng liên quan đến lao động trẻ em trong nước. Các thành viên đến từ 16 quốc gia, 15 tổ chức quan sát đã được mời đến dự hội nghị trong 3 ngày nhằm đạt được một khuôn khổ hành động dự kiến giúp các chính phủ, các tổ chức lao động, tuyển dụng xác định chiến lược cho mình trong các vấn đề về lao động trẻ em trong nước. Các báo cáo gồm: Đại diện ba bên thảo luận về các khái niệm bóc lột, mối nguy hại, lạm dụng tinh thần/thể xác/tình dục…những đặc điểm cơ bản của lao động trẻ em trong nước; Thảo luận về phản ứng xã hội đối với điều kiện làm việc trẻ em lao động trong nước, việc bảo vệ và tái hoà nhập - triển vọng luật pháp.Thảo luận về những can thiệp của các chương trình, chiến lược khả thi để ngăn chặn vấn đề lao động trẻ em trong nước tại khu vực; Nghiên cứu trường hợp: Diễn đàn Visayna, Philippines; Tuyên bố chung của Chính phủ, đại diện các tổ chức lao động, tuyển dụng về hành động đối xử đối với vấn đề lao động trẻ em trong nước. (Japan / Children / Korea / Child Labour / Asian)

 

7. Consultative meeting for formation of the Mekong subregional network for combating violence against women (Hội nghị tư vấn thành lập mạng lưới chống bạo hành đối với phụ nữ, tiểu vùng sông Mêkông).  Phnom Penh,  Khmer Womens Voice Centre,  2000. 52tr.

Hội thảo tập chung thảo luận về các loại hình khác nhau về bạo lực đối với phụ nữ, bao gồm: bạo lực trong nước; buôn bán tình dục và mại dâm ép buộc; cưỡng hiếp tại cộng đồng; quấy rối tình dục nơi làm việc. Hội thảo chia làm các nhóm để thảo luận chi tiết về những vấn đề ưu tiên với mỗi loại hình, trên cơ sở đó đưa ra các kế hoạch hành động. Hội thảo cũng đã nghe trình bày về vấn đề bạo lực đối với phụ nữ ở riêng từng quốc gia (Myanma, Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam). Hội thảo cũng thảo luận và phân tích về các vấn đề liên quan đến bạo lực đối với phụ nữ, đó là các yếu tố về văn hoá xã hội và truyền thống; luật pháp và luật lệ; hỗ trợ các nạn nhân; truyền thông đại chúng trong việc chống bạo lực đối với phụ nữ; giáo dục; số liệu, phân tích, chủ trương và thông tin. (Women / Violence / Trafficking )

8. Labour migration and trafficking within the greater mekong subregion: proceedings of Mekong subregional experts meeting and exploratory policy paper (Lao động di cư và buôn bán người ở tiểu vùng sông Mêkông: Biên bản cuộc họp các chuyên gia tiểu vùng sông Mêkông và những báo cáo về chính sách).  Bangkok,  ILO,  2001. 81tr.

Nội dung chính của cuộc hội thảo giữa các chuyên gia tập trung giới thiệu về một số nội dung nghiên cứu về vấn đề lao động di cư với buôn bán người của một số nước thuộc tiểu vùng sông Mêkông. Thông qua phần viết của Dr. Ronald Skeldon thấy được vấn đề di cư, những lý do di cư, vấn đề về chính sách. Các thành viên tham gia cũng đã thảo luận xung quanh vấn đề di cư, công ước ILO các khái niệm, vấn đề liên quan giữa di cư và buôn người, Nghị định thư của Liên hợp quốc về ngăn chặn, cấm hoạt động và trừng phạt đối với buôn bán người. Các nhóm cũng thảo luận về các kênh di cư lao động hợp pháp, triển vọng về chính sách và những bước tiếp theo sau đó. Báo cáo này đề cập đến những phát hiện về vấn đề di cư, những lý do của việc di cư tại tiểu vùng sông Mêkông liên quan đến buôn bán người thông qua tìm hiểu chính sách.

Asia / Migration / Children / Labour / Trafficking

 9. Laws relating to preventin and combat commercial sexual exploitaton and trafficking in women and children (Luật pháp liên quan đến ngăn chặn và chống bóc lột tình dục, buôn bán phụ nữ và trẻ em vì mục đích thương mại).  Bangkok,  Rureau of Anti-Tracfficking in Women and Children,  2003. 106tr.

Tài liệu tập hợp một số văn bản pháp luật liên quan đến buôn bán người, gồm các luật: Đạo luật về ngăn chặn và loại bỏ(1996); Luật về các biện pháp ngăn chặn và phòng chống buôn bán phụ nữ và trại em (1997); Sửa đổi Bộ luật hình sự (1997); Đạo luật sửa đổi thủ tục tố tụng hình sự (1999); Luật nhận trẻ em làm con nuôi (1979); Quy định số 9 của Bộ trưởng phát hành dưới Luật nhận trẻ em làm con nuôi (1979); Biên bản ghi nhớ giữa Chính phủ Hoàng gia Thái Lan và Chính phủ Hoàng gia Campuchia về liên kết song phương trong việc loại trừ buôn bán phụ nữ, trẻ em và giúp đỡ các nạn nhân của tình trạng buôn bán người . (Women / Children / Law / Trafficking )

10. Protocal to prevent, suppress and punish trafficking in person, especially women and children, supplementing the United nation convention against transnational organized crime (Nghị định về phòng, chống và trừng phạt việc buôn bán người, đặc biệt với phụ nữ và trẻ em, phụ chương của Công ước Quốc tế chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia).  ,  United National,  2000. 11tr.

Kết cấu của văn bản này chia làm 4 phần với 20 điều khoản: phần mở đầu, phần 2 về bảo vệ những nạn nhân bị buôn bán, phần 3 về ngăn chặn, liên kết và các biện pháp khác, phần cuối cùng là kết luận. (Women / Children / Trafficking)

11. Handbook o­n trafficking in persons: Myanmar initiatives (Sổ tay về buôn bán người: Sáng kiến của Myanma).  Yangon,  Combating Trafficking an Women and Children,  2002. 106tr.

Nội dung tài liệu tập trung vào một số vấn đề, những vấn đề này đã được liên kết trên cơ sở của những vấn đề thực tiễn gắn kết với kiến thức cơ bản về buôn bán người trên thế giới. Ví dụ như những kỹ năng cộng đồng, tâm lý của người bị buôn bán khi quay trở lại, tái hoà nhập cộng đồng. Các phần này đã trang bị cho học viên kiến thức về cách đối xử như thế nào đối với những người bị buôn bán, họ là những nạn nhân hơn là những kẻ phạm tội. Phần khởi tố nhấn mạnh đến quy định chống buôn bán người thông qua việc trừng trị những kẻ tội phạm theo khung luật pháp của đất nước này. Cũng như vậy, trong phần văn kiện quyền con người quốc tế và giới, đề cập đến trách nhiệm của nhà nước đối với các hiệp ước quốc tế. (Handbook / Myanmar / Trafficking )

 12. Memorandum of understanding o­n common operational guidelines for goverment agencies engaged in addressing trafficking in children and women 2003 (Bản ghi nhớ thoả thuận về Hướng dẫn tác nghiệp chung cho các cơ quan chính phủ tham gia vào giai đoạn giải quyết vấn đề buôn bán phụ nữ và trẻ em 2003).  Bangkok,  Ministry of Social Development and Human Security Thailand,  2003. 30tr.

Tài liệu chia làm 3 phần. Phần đầu là biên bản ghi nhớ về hướng dẫn hành động chung cho các tổ chức chính phủ. Theo đó xác định phụ nữ và trẻ em là những nạn nhân cần được hỗ trợ. Hướng dẫn hành động liên quan đến trẻ em và phụ nữ Thái lan; đến trẻ em và phụ nữ nước ngoài vào Thái lan theo đường bất hợp pháp và sau đó trở thành nạn nhân; đến những trẻ em và phụ nữ không phải người Thái sông trên đất Thái; đến quyền và trách nhiệm của cơ quan địa phương trong việc phát triển xã hội và phúc lợi xã hội. Phần hai là bản ghi nhớ về các hành động giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức phi chính phủ. Trong đó có đưa ra định nghĩa về phụ nữ và trẻ em có đủ tư cách được hỗ trợ, những nguyên tắc chung; hành động giữa các cơ quan nhà nước và các tổ chức phi chính phủ; đánh giá. Phần ba là hướng dẫn hành động đối với các tổ chức phi chính phủ. (Women / Children / Trafficking )

13. National of plan o­n prevention, suppression and combating domestic and transnational trafficking in chilren and women (Kế hoạch quốc gia về ngăn chặn, trừng phạt và chống buôn bán phụ nữ và trẻ em trong nước và xuyên quốc gia).  Bangkok,  Ministry of Social Development and Human Security Thailand,  2000. 19tr.

Tài liệu đưa ra kế hoạch quốc gia của Thái lan trong vấn đề ngăn chặn, trừng phạt và chống buôn bán, vận chuyển người. Trên cơ sở nhìn nhận những vấn đề về chính sách, quy định của pháp luật, xã hội, quốc tế, nội dung của kế hoạch gồm 6 mục tiêu chính. Các yếu tố đặc trưng của kế hoạch bao gồm: kế hoạch ngăn chặn; các biện pháp hỗ trợ và bảo vệ; kế hoạch trừng phạt và các hành động theo quy định pháp luật; kế hoạch hồi hương và tái hoà nhập; kế hoạch phát triển dữ liệu, thông tin, giám sát và đánh giá hệ thống; xây dựng kế hoạch cơ chế quản lý hành chính; kế hoạch liên kết quốc tế. Kế hoạch cũng đưa ra các tên cơ quan, tổ chức tham gia và có trách nhiệm thực hiện kế hoạch này. ( Women / Children / Trafficking / National of plan / Provention)

14. Non-formal education and rural skills training: tools to comat the worst forms of child labour including trafficking (Tập huấn các kỹ năng ở nông thôn và giáo dục không chính thức: Các công cụ chống lại hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất bao gồm buôn bán người).  ,  ILO,  2002. 141tr.

Chương trình tập huấn các kỹ năng và giáo dục không chính thức có thể cung cấp kiến thức cho các em và bố mẹ các em để các em tránh bước vào lao động sớm. Nó cũng cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết để khi các em bước vào độ tuổi lao động có thể tìm được công việc tốt hơn, giảm nguy cơ bóc lột lao động. Điều này cũng liên quan đến việc tỷ lệ tăng dân số ở các nước Đông Nam Á đang gia tăng, hàng triệu lao động trẻ sẽ phải đối mặt với việc làm trong vài năm tới. Tài liệu chia làm 3 phần chính: Phần I, tập trung ở chương 2 thảo luận về nguyên tắc, kinh nghiệm trong việc chuẩn bị giáo dục không chính thức. Phần II từ chương 3 đến chương 6 giới thiệu tập huấn các kỹ năng ở nông thôn và chủ đề nóng bỏng nhất trong nghiên cứu. Phần III, giới thiệu tóm tắt nội dung thảo luận chính nhằm thiết lập thực tiễn triển khai trong việc đào tạo kỹ năng ở nông thôn và giáo dục không chính thức. (Child Labour / Trafficking )

15. Trafficking for sexual exploitation: The case of the russian federation (Buôn bán bóc lột tình dục: Trường hợp của Liên bang Nga).  Geneva,  International Organization for Migration (IOM),  2002. 68tr.

Nghiên cứu đã chỉ ra buôn bán phụ nữ từ Liên bang Nga đã xuất hiện trên toàn cầu, phần lớn ở các nước Châu Âu, Nam Mỹ, một phần Châu Á và Trung Đông. Có rất nhiều lý do để lý giải cho hoạt động buôn bán thịnh thượng vượng này: lợi nhuận, tham nhũng, chính sách, luật pháp lỏng lẻo. Thêm nữa là sự xuống dốc của điều kiện kinh tế tài chính. Hoàn cảnh này đã dẫn đến ngày càng tăng phụ nữ và trẻ em rơi vào hoàn cảnh khó khăn, đưa đẩy đến nền công nghiệp tình dục, đó là một trong những cách họ tự cứu mình. Cạnh đó số em trẻ em đường phố, mồ côi mới cũng tăng lên, bị lôi kéo và đã góp phần đẩy mạnh hơn nữa nền công nghiệp này. Đây thực sự là một thách thức của Liên bang Nga kể từ khi kết thúc chế độ Cộng hoà Xô Viết cũ. (Trafficking / Sexual exploitation / Russian )

16. Recommended principles and guidelines o­n human rights and human trafficking: Report of the United National High commissioner for Human Rights to the Economic and Social Council (Những nguyên tắc và hướng dẫn khuyến nghị về quyền con người và buôn bán người: Báo cáo của Cao uỷ Liên hợp quốc về quyền con người trình Hội đồng Kinh tế và Xã hội).  New York,  United National,  2002. 16tr.

Tài liệu chia làm 2 phần chính. Phần những nguyên tắc khuyến nghị về quyền con người và buôn bán người. Trong đó có đề cập đến những yếu tố cơ bản của quyền con người, ngăn chặn tình trạng buôn bán, bảo vệ và hỗ trợ, tội phạm trừng trị bồi thường. Phần 2 là những hướng dẫn đề xuất về quyền con người và buôn bán người. Trong đó có các hướng dẫn về tăng cường và bảo vệ quyền con người; xác định đối tượng buôn bán và bị buôn bán; nghiên cứu, phần tích, đánh giá; đảm bảo khung pháp lý đầy đủ, đảm bảo việc thi hành luật pháp đối phó một cách đầy đủ; bảo vệ và hỗ trợ những người bị buôn bán; ngăn chặn buôn bán; có những biện pháp đặc biệt nhằm bảo vệ và hỗ trợ nạn nhận; đánh giá việc chữa trị; phối hợp và liên kết giữa các quốc gia và khu vực. (Human Rights / Trafficking )

17. Yunnan province China situation of trafficking in children and women: a rapid assessment (Tình hình buôn bán trẻ em và phụ nữ ở tỉnh Vân Nam, Trung quốc: Một đánh giá nhanh).  Bangkok,  ILO,  2002. 18tr.

Dự án chống buôn bán phụ nữ và trẻ em tiểu vùng sông Mêkông được thành lập năm 2000. Nghiên cứu đánh giá này được thực hiện ở Trung quốc nhằm đánh giá tình hình của dự án sau thời gian triển khai tại quốc gia này. Nghiên cứu tìm hiểu điều kiện kinh tế xã hội của địa bàn, các điều kiện tự nhiên trong việc mở rộng tình hình buôn bán phụ nữ và trẻ em trong tỉnh, các nội dung triển khai, xem xét các hành động của dự án. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm: đánh giá và phân tích tình hình hiện tại về buôn bán phụ nữ và trẻ em và các yếu tố có thể hoặc ảnh hưởng đến nó; xác định tỉnh đáng quan tâm nhất trong địa bàn thí điểm của dự án; tổ chức một hệ thống đánh giá, giám sát. Sau khi nghiên cứu các yếu tố liên quan đến kinh tế, dân số, việc làm, giáo dục tại 2 hạt của Trung quốc, báo cáo đã đưa ra các kết luận về tình hình này tại Vân Nam. (Evaluation / Women / Children / Trafficking / Trung quoc )

18. Children in Prostitution in Hanoi, Haiphong, Hochiminh City and Cantho: A rapid assessment (Mại dâm trẻ em ở Hà Nội, Hải phòng, TP. Hồ Chí Minh và Cần thơ: Một đánh giá nhanh).  Bangkok,  ILO,  2002. 81tr.

Báo cáo đánh giá nhanh này cung cấp phần nào tình hình thanh thiếu niên bị lôi kéo vào mại dâm tại Việt Nam. Phần lớn thông tin được lấy từ 122 cuộc phỏng vấn sâu của các em, chủ chứa, những người mối lái tại 4 tỉnh thuộc cả 2 miền Bắc, Nam, ngoài ra đánh giá được hoàn thành trên cơ sở các tài liệu hiện hành, số liệu thống kê chính thức. Tuy chỉ đánh giá ở 4 tỉnh nhưng đánh giá đã cung cấp được cái nhìn sâu sắc về tình hình mại dâm trẻ em. những thông tin mới, những mảng rất đa dạng trong lĩnh vực tình dục - công nghiệp tình dục. (Viet Nam / Children / Education / Prostitution )

19. Trafficking in children into the worst forms of child labour. A rapid assessment, No1 (Đánh giá nhanh: Buôn bán trẻ em một trong những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, Số 1).  Geneva,  ILO,  2001. 83tr.

Báo cáo bắt đầu bằng việc xem xét, mô tả những thông tin có sẵn. Tiếp theo miêu tả phương phápnghiên cứu. Thảo luận để tìm kiếm những lý do sâu xa khiến các em vị thành niên muốn rời khỏi đất nước của mình (chương 4). Tiếp theo là các thông tin chi tiết về quá trình di chuyển, bổ sung vào lực lượng lao động ở Thái lan (chương 5 và 6). Chương 7 trình bày điều kiện trẻ em lao động tại các vùng nghiên cứu, thậm chí ở các phạm vi/các vùng khác cũng được đưa ra thảo luận. Chương 8 đưa ra nhận định về triển vọng của các em vị thành niên đang phải lao động hiện nay. Phân tích của đánh giá này dựa trên cơ sở so sánh và đối chiếu các nhóm khác nhau trong tiến trình đa dạng của nó. (Evaluation / Children / Child Labour / Trafficking )

 20. Trafficking in children in Asian; a regional review (Buôn bán trẻ em ở Châu Á; toàn cảnh khu vực).  ,  ILO,  2000. 47tr.

Báo cáo tập trung vào 2 phần: Phần I. Điểm qua tình hình buôn bán trẻ em, để bóc lột lao động trong khu vực. Trong đó đã nêu lên tầm quan trọng của vấn đề; thân nhân của những em bị buôn bán; những yếu tố lực hút và lực đẩy; cơ cấu trong hệ thống buôn bán, các yếu tố liên quan. Phần II. Khuôn khổ chính sách và luật pháp cũng đã trình bày khá chi tiết về Tuyên bố và Công ước Quốc tế về Phòng chống buôn bán người; các hành động liên kết giữa các quốc gia trong khu vực; tiểu khu vực; luật pháp của các quốc gia; điểm mạnh và yếu của khung pháp luật hiện hành. Báo cáo cũng đề cập đến những nỗ lực các chính phủ trong khu vực, các tổ chức NGO, các cơ quan liên hợp quốc với các hành động nỗ lực chống lại tình trạng buôn bán này. (Children / Asian / Trafficking )

21. National plan of action against trafficking in children and women for sexual and labour exploitation (Kế hoạch hành động quốc gia chống buôn bán phụ nữ và trẻ em vì mục đích bóc lột lao động và tình dục).  Kathmandu,  Ministry of Women, Children and Social Welfare,  . 36tr.

Tài liệu đã giới thiệu cơ bản về tình hình buôn bán người ở Nêpan, các yếu tố dẫn đến tình trạng này, tình hình phạm tội trong khu vực và quốc tế…Tài liệu đưa ra xem xét kế hoạch hành động quốc gia chống buôn bán phụ nữ và trẻ em vì mục đich bóc lột tình dục thương mại và đề ra kế hoạch hành động quốc gia chống buôn bán phụ nữ và trẻ em vì mục đích bóc lột lao động tình dục. Nội dung bao gồm: Chính sách, nghiên cứu, phát triển thể chế, pháp luật và sự thi hành; tăng cường nhận thức, sự ủng hộ, thiết lập mạng lưới xã hội; sức khoẻ và giáo dục; thu nhập và việc làm; cứu giúp và tái hoà nhập; những vấn đề quốc tế, khu vực và xuyên biên giới; giám sát và đánh giá. (Women / Children / Sexuality / Labour / Trafficking / National of plan )

22. Lao PDR preliminary assessment of illegal labour migration and trafficking in children and women for labour exploitation (Đánh giá sơ bộ tình hình lao động di cư bất hợp pháp và buôn bán phụ nữ, trẻ em vì mục đích bóc lột lao động ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào).  Bangkok,  ILO,  2003. 47tr.

Báo cáo đã đưa ra những đánh giá sơ bộ về tình hình lao động di cư bất hợp pháp và buôn bán phụ nữ, trẻ em ở Lào. Đánh giá này được thực hiện ở 3 tỉnh có biên giới giáp Thái Lan và có các nhóm dân tộc thiểu số. Đánh giá đưa ra những ảnh hưởng của tình hình lao động di cư và buôn bán người từ các tỉnh này sang Thái Lan. Báo cáo đánh giá các yếu tố của lực đẩy và lực hút, yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến di cư. Trên cơ sở đó,khuyến nghị những biện pháp can thiệp giúp hạn chế vấn đề lao động di cư bất hợp pháp và buôn bán người. (Migration / Evaluation / Women / Children / Labour / Trafficking / Lao )

23. Trafficking of children indonesia a preliminary description of the situation (Buôn bán trẻ em ở Indonesia, một mô tả ban đầu về tình trạng).  ,  International Labour Organization,  . 59tr.

Nghiên cứu do một nhóm các chuyên gia thực hiện trong thời gian ngắn (5 tuần) nhằm: Mô tả những xu hướng quan sát được về buôn bán phụ nữ và trẻ em ở Indonesia với sự tham gia trực tiếp của một số tỉnh, hòn đảo như quần đảo Jakarta, đảo Medan, đảo Batam, đảo Bali; Bản chất tình hình buôn bán phụ nữ và trẻ em về mô hình, các yếu tố của lực đẩy - lực hút, quá trình tuyển mộ, điều kiện làm việc, các yếu tố ảnh hưởng; Chính sách hiện tại của quốc gia liên quan đến vấn đề này; Đánh giá tiềm năng của các bên tham gia.(Indonesia / Children / Trafficking )

24.  Human correct Development to fight against trafficking of Women and Children for sex slavery (Phát triển con người đúng đắn để chống lại tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em làm nô lệ tình dục).  ,  AFESIP International Presentation,  2004. 24tr.

Cuốn tài liệu giới thiệu về AFESIP (Agir pour les Femmes en Situation Précaire), một tổ chức phi chính phủ, không phe phái, không tôn giáo được thành lập bởi tầng lớp thường dân ở Campuchia năm 1996 nhằm chống lại tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em làm nô lệ tình dục. Không chỉ quan tâm đến các nạn nhân này, AFESIP còn đảm bảo quyền cho các nạn nhân, hướng vào các hoạt động tái hoà nhập, tái can thiếp. Tài liệu giới thiệu về các cơ quan của AFESIP đặt ở Campuchia, Việt Nam, Lào,Thái Lan. Các mô hình phù hợp của AFESIP ở các nước trong khu vực với mục đích giúp các nạn nhân bị buôn bán có cơ hội tái hoà nhập cộng đồng. Cuối cùng tài liệu giới thiệu những giải thưởng và bằng danh dự mà AFESIP đã nhận được. (Women / Children / Trafficking )

Promotion of Gender Equality in Action against Child Labour and Trafficking: A Practical Guide for Organizations (Tăng cường bình đẳng giới trong hoạt động chống lao động trẻ em và buôn bán trẻ em: Tài liệu hướng dẫn cho các tổ chức).  Hà Nội,  ILO,  2003. 68tr.

Chống lao động trẻ em và buôn bán trẻ em và tăng cường bình đẳng giữa nam và nữ nhằm giải quyết các quyền cơ bản của con người và quyền của người lao động tại nơi làm việc. Đây là vấn đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu, lấy con người làm trung tâm. Việc xoá bỏ lao động và buôn bán trẻ em và tăng cường bình đẳng giới không có nghĩa là một sự đánh đổi với các thành tựu phát triển khác mà nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người, đồng thời đem lại lợi ích lâu dài cho trẻ em, gia đình và xã hội. Tài liệu nêu một cách tổng quát các chiến lược và công cụ tiếp cận với trẻ em trai và gái nhằm chống lại các hình thức lao động có hại cho trẻ em và việc lạm dụng, buôn bán trẻ em, khắc phục những khó khăn cụ thể của các em gái và nữ thanh niên có nguy cơ hoặc đang tham gia vào các hình thức lao động sớm, đồng thời tăng cường vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục và bảo vệ con cái khỏi bị bóc lột lao động. Tài liệu hướng dẫn này dành cho cán bộ của các cơ quan chính phủ và tổ chức phi chính phủ tham gia vào các hoạt động chống lao động trẻ em và nạn buôn bán trẻ em. Tài liệu cũng sẽ hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách trong lĩnh vực thúc đẩy quyền của trẻ em và phụ nữ cũng như các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc (Children / Child Labour / Trafficking / Gender equality )

25. Báo cáo đánh giá hệ thống pháp luật của Việt Nam trên tinh thần các nghị định thư của Liên hợp quốc về Chống buôn bán người và di cư trái phép, bổ sung cho Công ước của Liên hợp quốc về Chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Assessment of the legal system in Vietnam in comparison with the united nations protocols o­n trafficking in persons and smuggling of migrants, supplementing the united nations convention against transnational organized crime).  Hà Nội,  Tư pháp,  2004. 157tr.

Mục đích và phạm vi nghiên cứu của Báo cáo chủ yếu tập trung so sánh, đánh giá tính tương thích giữa hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan của Việt Nam và Công ước của Liên hợp quốc về Chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, Nghị định thư bổ sung Công ước về Phòng ngừa, trấn áp và trừng phạt tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em để đánh giá về khía cạnh pháp lý, khả năng của Việt Nam tham gia hai văn kiện pháp lý quốc tế nói trên. Báo cáo này đưa ra một số nội dung của Nghị định thư về Chống di cư trái phép bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không nhằm làm rõ nội hàm của khái niệm "buôn bán người". Báo cáo bao gồm 8 phần chính: Phần I. Mở đầu; Phần II. Pháp luật và những nỗ lực quốc tế liên quan đến buôn bán phụ nữ, trẻ em; Phần III. Công tác điều tra, truy tố tội phạm buôn bán người và di cư trái phép; Phần IV. Bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán, bị đưa đi di cư trái pháp luật và nhân chứng; Phần V. Hồi hương và tái hoà nhập cộng đồng; Phần VI. Hợp tác quốc tế và khu vực; Phần VII Ngăn ngừa buôn bán người và di cư trái phép; Phần VIII. Kết luận, kiến nghị. (Viet Nam / Migration / Evaluation / Law / Trafficking )

26. Sổ tay hướng dẫn hoạt động truyền thông và điều hành sinh hoạt nhóm" Hỗ trợ gia đình và cộng đồng phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em": Tài liệu dùng cho cán bộ ban thực hiện Dự án cấp xã và các nhóm trưởng (Handbook for communication and group activity management "Supporting families and communities in protection of women and children trafficking" (For project officials at communal level and group leaders)).  Hà Nội,  Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam,  2002. 26tr.

Dự án: "Hỗ trợ gia đình và cộng đồng phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em" tại 3 xã Ngọc Sơn, Danh Thắng và Mai Trung thuộc huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang là mô hình sáng kiến được áp dụng tại cộng đồng. Đây là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm hỗ trợ cho các gia đình và cộng đồng nâng cao nhận thức, hiểu rõ về tỷ lệ nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em, các thủ đoạn của bọn buôn người, đồng thời tăng cường khả năng tự bảo vệ, nêu cao cảnh giác, có trách nhiệm phòng ngừa đấu tranh chống nạn buôb bán phụ nữ, trẻ em, phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em. Trong đó việc tổ chức các hoạt động truyền thông và điều hành sinh hoạt cho các nhóm đối tượng là một hoạt động quan trọng. Với mục đích đảm bảo cho các hoạt động truyền thông và sinh hoạt nhóm tại các xã dự án được thực hiện một cách có hiệu quả. (Women / Children / Family / Communities / Handbook / Trafficking / Comunication )

27. Chương trình hành động về phòng chống nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam 1992-2002 (Program of Action o­n prevention of women and children trafficking in Viet nam 1992-2002).  Hà Nội,  Phụ nữ,  1999. 27tr.

Chương trình hành động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về phòng chống nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam 1992 -2002 với các nội dung chủ yếu: Công tác tuyên truyền giáo dục là nâng cao nhận thức của phụ nữ và nhân dân, tạo dư luận xã hội lên án và phòng chống tệ nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam. Công tác nghiên cứu, khảo sát nắm được thực trạng tình hình và nguyên nhân của tệ nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em, làm cơ sở đề xuất sửa đổi chính sách và xây dựng các chương trình dự án phòng chống tệ nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em; Xây dựng đề án về chương trình hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng cho những phụ nữ và trẻ em bị buôn bán đã hồi hương với mục tiêu hỗ trợ nhạn nhân bị buôn bán trở về nhanh chóng tái hoà nhập cộng đồng yên tâm ổn định cuộc sống; Tham gia phát hiện, ngăn chặn tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em ngay tại cộng đồng, đồng thời có sự liên kết giữa các địa phương để phòng chống có hiệu quả; Theo dõi, giám sát việc thực hiện luật pháp có liên quan tới tội buôn bán phụ nữ và trẻ em; Hợp tác quốc tế và khu vực để phòng chống, ngăn chặn nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em; Khai thác kinh phí cho hoạt động phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em. và cuối cùng là bản hướng dẫn thực hiện Chương trình hành động về phòng chống nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam của Hội LHPN Việt Nam. (Viet Nam / Women / Children / Trafficking / Programme of actions )

28. The workshop summary record Ennhancing the effectiveness of the antitrafficking in women and children of VietNams Womens Union (Kỷ yếu hội thảo nâng cao hiệu qủa công tác phòng, chống buôn bán phụ nữ trẻ em của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam).  Hồ Chí Minh,  TP Hồ Chí Minh,  2001. 63tr.

Buôn bán phụ nữ trẻ em diễn ra ngày càng có hệ thống hơn, thủ đoạn tinh vi hơn và sự liên kết chặt chẽ hơn, những đường dây buôn người thường câu kết với các tổ chức mại dâm; Đó là một trong những thách thức lớn đối với tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể... trong việc ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Buôn bán phụ nữ và trẻ em không chỉ làm băng hoại nền đạo đức truyền thống lâu đời của dân tộc ta mà để lại hậu quả xã hội nặng nề trong việc giải quyết số phận các nạn nhân là phụ nữ trẻ em bị buôn bán trở về cộng đồng, nó đe doạ đời sống của từng gia đình, gâu hoang mang lo lắng trong các tầng lớp dân cư. Hội thảo được tổ chức để nắm bắt được thực trạng tình hình buôn bán phụ nữ trẻ em trên địa bàn các tỉnh phía nam, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo, triển khai và phối hợp hoạt động giữa Hội LHPN với các cấp chính quyền, các tổ chức, cơ quan ban ngành trong việc phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em; đồng thời tìm ra những giải pháp hữu hiệu, những đề xuất khả thi trong thời gain tới để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em của các tỉnh phía Nam cũng như trong cả nước. (Viet Nam / Women / Children / Trafficking / Workshop )

29. Báo cáo khảo sát nhận thức của cán bộ và người dân về vấn đề buôn bán phụ nữ trẻ em và đánh giá khả năng thực hiện chương trình phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em tại tám vùng dự án của Tổ chức Tầm nhìn thế giới (Report o­n evaluating awareness of staff and people of women and children trafficking and ability to implement the program o­n prevention of women and children trafficking in 8 project areas of the World Vision).  ,  Trung tâm hợp tác và phát triển nguồn nhân lực (C&D),  2005. 61tr.

Buôn bán phụ nữ và trẻ em là vấn đề đang được quan tâm ở Việt Nam hiện nay bởi vì nó không chỉ gây tác hại đến những người chịu ảnh hưởng trực tiếp mà còn vi phạm quyền của phụ nữ và trẻ em. Cho đến nay, chưa có số liệu thống kê chính thức về tình hình buôn bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam. Theo một vài số liệu nghiên cứu, vào giữa những năm 1990-1999 ở biên giới phía Bắc có khoảng 22.000 phụ nữ và trẻ em đã bị buôn bán và ép buộc lấy chồng Trung Quốc. Từ năm 1994-1999, hơn 11.000 phụ nữ đã tình nguyện hoặc bị bắt buộc trở về. Đa số những người trở về đều bị lây các bệnh truyền nhiễm và một vài người bị lây nhiễm HIV/AIDS. Trong khi đó, tình hình buôn bán phụ nữ và trẻ em ở các tỉnh phía Nam là rất phức tạp. Theo đánh giá của UNICEF và ECPAT, có khoảng 45,000 gái mại dâm đang làm việc ở Campuchia, trong đó có khoảng 60-65% là người Việt Nam (xấp xỉ 27.000 người). Trong số này, trẻ emtừ 14-18 tuổi chiếm 20-25% (khoảng 5.000-6.000 trẻ em). Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam như: Nghèo đói là một nguyên nhân cơ bản làm tăng khả năng phụ nữ dễ bị buôn bán vì phụ nữ nghèo thường đi tìm cơ hội để có việc làm với thu nhập cao hơn ở bên ngoài thôn/xóm của mình; Thiếu thông tin và hiểu biết về vấn đề buôn bán phụ nữ và trẻ em; Bất bình đẳng về giới, vai trò và vị trí của người phụ nữ thường thấp hơn so với nam giới ở trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Chính điều này cũng làm cho phụ nữ dễ có nguy cơ bị buôn bán hơn. Cuốn sách tìm hiểu và đánh giá thực trạng tình hình buôn bán phụ nữ và trẻ em tại một số vùng dự án của Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Quốc tế - Việt Nam và trên cơ sở những thông tin thu thập được sẽ đưa ra những khuyến nghị cụ thể. (Women / Children / Traficking )

30. Thế nào là buôn bán người? Làm thế nào để chúng ta có thể đấu tranh chống lại tệ nạn này? (What is people trafficking? How can we against to this evil?).  Hà nội,  Oxfam Québec,  2005. 31tr.

Buôn bán người, đặc biệt buôn bán phụ nữ và trẻ em là một vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi những biện pháp ngăn chặn cấp bách và có tính phối hợp. Tại khu vực tiểu vùng sông MêKông, nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em đã tồn tại từ lâu và là một vấn nạn luôn đi kèm với di cư bất hợp pháp, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Việt Nam được coi là địa bàn tập kết vận chuyển người bị buôn bán ra nước ngoài. Những năm trước đây, buôn bán người chỉ diễn ra ở phạm vi hẹp và lẻ tẻ, nhưng hiện nay chúng ta nhận thấy đã tồn tại những hoạt động tội phạm có tổ chức qua biên giới và quyên quốc gia. Phụ nữ và trẻ em người Việt bị buôn bán chủ yếu sang Trung Quốc, Căm-pu-chia, Đài Loan, Hồng Kông và những nước khác. Họ bị bắt làm đám cưới, bị cưỡng bức lao động và hoạt động mại dâm. Buôn bán người xảy ra ở trong nước cũng là một vấn đề đáng được quan tâm. Cuốn sách này là một phần tài liệu tuyên truyền phòng chống nạn buôn bán người của Oxfam. Mục tiêu chính là nhằm nâng cao nhận thức của các đối tượng dễ bị tổn thương có nguy cơ bị buôn bán, đồng thời cũng có thể được coi là một tài liệu tham khảo cho những cơ quan chính phủ hoặc phi chính phủ có trách nhiệm đấu tranh xoá bỏ nạn buôn bán người. Cuốn sách này giúp mọi người có một cái nhìn và thông tin rõ ràng hơn về nạn buôn bán người, về những quy định pháp lý cơ bản của Việt Nam và quốc tế nhằm đấu tranh chống lại tệ nạn này. (Traficking )

31. Tài liệu tập huấn Giới và phòng chống bạo lực gia đình: Dành cho giảng viên (Training document of Gender and family violence prevention: For lecturers).  Hà nội,  Oxfam,  2004. 145tr.

Bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực gia đình đối với phụ nữ gần đây nổi lên như một trong những vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự bền vững của gia đình và tác động tiêu cực đến đời sống xã hội. Bạo lực gia đình không chỉ tác động đến phụ nữ mà còn gây ảnh hưởng nặng nề đến trẻ em. Nguyên nhân của bạo lực gia đình đối với phụ nữ có rất nhiều nhưng sâu xa nhất là tư tưởng trọng nam khinh nữ, nhận thức chưa đầy đủ của các thành niên trong gia đình về các vấn đề có liên quan. Nhận thức về bình đẳng giới và về các quyền của phụ nữ và trẻ em có mối liên hệ chặt chẽ với vấn đề bạo lực gia đình, đặc biệt là đối với phụ nữ. Tài liệu nhằm giúp cán bộ các cấp Hội phụ nữ và các ban ngành hữu quan, giúp đội ngũ truyền thông viên cơ sở có kiến thức về giới và phòng chống bạo lực gia đình cũng như các kỹ năng cần thiết trong quá trình truyền thông nâng cao nhận thức cho các thành niên tại cộng đồng. Tài liệu gồm 12 bài, mỗi bài được trình bày theo 4 phần: Giới thiệu mục tiêu, thời gian, các việc cần chuẩn bị và trình tự tiến hành. Sau phần nội dung của mỗi bài đều có phần tài liệu phát tay và tấm trong để giúp giảng viên sử dụng thuận tiện, dễ dàng. Trong quá trình giảng dạy, giảng viên cần vận dụng các thông tin của địa phương để các nội dung giảng thiết thực hơn đối với đội ngũ truyền thông viên. (Family / Violence / Gender / Việt Nam )

32. Tài liệu tập huấn về phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em (Training document of preventing women and children trafficking).  Hà Nội,  Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em,  2002. 91tr.

Buôn bán phụ nữ và trẻ em vì mục đích thương mại là một hiện tượng mang tính toàn cầu diễn ra khá phức tạp trong những năm gần đây, gây ra sự bất hạnh cho phụ nữ, ảnh hưởng đến sự phát triển, tương lai của trẻ. Cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực nhằm ngăn chặn tình trạng phụ nữ, trẻ em bị buôn bán. Tài liệu dùng để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm việc ở cấp xã, phường nhằm giúp họ hiểu buôn bán phụ nữ trẻ em là gì, những đối tượng nào có nguy cơ bị buôn bán và giúp họ cách tổ chức các can thiệp như truyền thông, tư vấn, giáo dục, hỗ trợ chính sách.... nhằm hạn chế các đối tượng đó không rơi vào tình trạng bị lừa gạt, buôn bán hay giúp đỡ những người là nạn nhân trở về cộng đồng hoà nhập cuộc sống xã hội. Tài liệu gồm 6 phần: Phần I. Khái niệm buôn bán phụ nữ và trẻ em; Phần II. Nguyên nhân của tệ nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em; Phần III. các hoạt động phòng ngừa buôn bán phụ nữ trẻ em ở cơ sở và giúp đỡ nạn nhân bị buôn bán trở về; Phần IV Phương thức thủ đoạn của bọn tội phạm; Phần V Lập hồ sơ và tiếp nhận, chuyển giao nạn nhân về địa phương. Phần VI Xây dựng kế hoạch phối hợp phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em ở cộng đồng. (Women / Children / Training / Trafficking )

33. Báo cáo kết quả nghiên cứu: Khảo sát thực trạng những nạn nhân nữ trở về do buôn bán phụ nữ ở Tây Ninh (Report o­n: Situation of trafficked women coming back home through Tay Ninh borderline).  Hà Nội,  Trung tâm Xã hội học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh,  2002. 63tr.

Cuộc nghiên cứu đã cho thấy trong nhóm xã hội phụ nữ bị lừa bán trở về cũng như nhóm xã hội phụ nữ có nguy cơ cao bị lừa bán, không có việc làm hoặc việc làm và thu nhập không ổn định. Do đó, chế độ an toàn về lương thực thực phẩm còn rất bấp bênh dẫn đến tình trạng những nhóm phụ nữ này chưa được ổn định về cuộc sống. Một số chương trình được triển khai tại địa phương chưa đem lại hiệu quả cao vì chưa có hình thức triển khai dựa trên những nhu cầu cụ thể của những nhóm xã hội này và chưa tính đến những biện pháp kết hợp để duy trì tính hiệu quả. ý thức của cộng đồng bao giờ cũng "định kiến" với những nhóm xã hội này, đặc biệt là nhóm xã hội phụ nữ bị lừa bán trở về, đã gây cản trở lớn lao đến việc tái hoà nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời kể cả mặt thể chất cũng như mặt xã hội của họ. Điều kiện ăn ở, vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ trong những nhóm xã hội này chưa đảm bảo dễ bị lừa bán trở về. Sức khoẻ luôn là vấn đề gây ra những khó khăn nghiêm trọng về kinh tế gia đình. Đại bộ phận phụ nữ khi trở về đều bị mắc bệnh lây qua đường tình dục một cách trầm trọng, trong đó có chị em bị nhiễm HIV/AIDS, phải tự bỏ tiền chữa khám bệnh đã phải vay mượn sau đó kinh tế ngày càng kiệt quệ. Việc tiếp cận cơ sở dịch vụ y tế chính thức của những nhóm xã hội này gặp nhiều khó khăn do bản thân họ muốn che dấu tình trạng bệnh tật của mình vi liên quan đến "định kiến" của cộng đồng, đồng thời do các cơ sở phi chính thức phục vụ tiện lợi hơn, "bí mật" hơn tuy giá thành đắt đỏ hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy giải pháp cơ bản để giúp những nhóm xã hội phụ nữ này thoát khỏi những điều kiện sống bất lợi hiện nay là xoá đói giảm nghèo trên cơ sở tạo việc làm, cho vay vốn, nâng cao trình độ học vấn, trang bị khoa học kỹ thuật và hỗ trợ các vấn đề xã hội khác.... (Women / Traficking )

34. Tổ chức AFESIP và dự án khu vực Đông Nam Á: Đấu tranh chống tệ nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em trong mục đích nô lệ tình dục (AFESIP and South East Asian region project: Struggle for commercial sexual exploitation of women and children).  Hà Nội,  AFESIP,  . 35tr.

Cuốn sách giới thiệu tổng quan về AFESIP. AFESIP đấu tranh chống lại tệ nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em trong mục đích nô lệ tình dục; chăm sóc và tái định cư những nạn nhân nô lệ tình dục này sau khi được giải cứu; giúp họ học nghề và tái hoà nhập cộng đồng một cách tự lập về mặt tài chính theo phương thức sáng tạo về bền vững. AFESIP còn tham gia điều tra tìm ra và đấu tranh chống lại những nguyên nhân và hậu quả của tệ nạn buôn người vì mục đích nô lệ tình dục thông qua công tác tiếp cận phòng chống AIDS, thông qua dịch vụ hỗ trợ pháp luật và phát động chiến dịch vận động, thông qua sự có mặt và tham gia vào những vấn đề phụ nữ trong những diễn đàn ở cấp quốc gia, cấp khu vực và cấp quốc tế; AFESIP quốc tế; Sứ mệnh của AFESIP khu vực Đông Nam á; AFESIP fair Fashion; Các giải thưởng quốc tế dành cho AFESIP. (Women / Children / Sexuality / Traficking )

35. Sổ tay: Nâng cao nhận thức ngăn ngừa buôn bán phụ nữ và trẻ em: Dành cho tuyên truyền viên (Handbook: Raising awareness of preventing women and children trafficking: For communication).  Hà Nội,  CEFACOM,  2005. 37tr.

Nội dung chính trong cuốn sổ tay được xây dựng dựa trên kết quả đợt khảo sát thực trạng và nhu cầu tại 8 địa bàn của 6 tỉnh trong cả nước. Cuốn sổ tay dành cho tuyên truyền viên cơ sở sử dụng như một tài liệu tham khảo trong các chuyến thăm hộ gia đình hay nói chuyện tại các cuộc họp thôn/bản. Ngoài ra, sổ tay còn có thể sử dụng như một tài liệu tuyền truyền độc lập cho mọi thành viên cộng đồng. Cuốn sổ tay này được xây dựng nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho tuyên truyền viên tại cộng đồng những thông tin cơ bản nhất về nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em, với mục tiêu cụ thể là: Nâng cao kiến thức về khái niệm buôn bán người, nhận dạng được thủ đoạn của bọn buôn người, đặc điểm tâm lý của các đối tượng có nguy cơ, kiến thức về pháp luật về các hành vi vi phạm có liên quan đến việc buôn bán người; Tăng cường kỹ năng cần thiết để phát hiện sớm, phân tích và tiến hành các biện pháp tuyền tryền vận động thích hợp. Cuốn sổ tay này gồm có 4 phần: Phần 1. Cung cấp thông tin cơ bản về buôn bán phụ nữ và trẻ em; Phần 2. Pháp luật liên quan đến buôn bán phụ nữ và trẻ em; Phần 3 Nhiệm vụ và kỹ năng tuyền truyền viên; Phần 4 Các địa chỉ tin cậy. (Women / Children / Handbook / Trafficking )

36. Ngăn chặn nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em (Women and children trafficking prevention).  Hà nội,  Trung tâm Hỗ trợ giáo dục và nâng cao năng lực cho phụ nữ (CEPEW),  2004. 56tr.

Nội dung cuốn sách gồm 3 phần: Phần I. "Một số nét chung về buôn bán phụ nữ và trẻ em" nói về tình hình buôn bán phụ nữ và trẻ em, những thủ đoạn của bọn buôn người, nạn nhân của nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em và hậu quả. Phần II. "Những chính sách, pháp luật nhằm ngăn chặn nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em" giới thiệu những điều luật của Việt Nam và quốc tế liên quan đến buôn bán phụ nữ và trẻ em. Phần III. "Kỹ năng tuyên truyền và tư vấn" cung cấp những kỹ năng tuyên truyền và tư vấn. (Women / Children / Trafficking / Preventin)

37.  Những điều cần biết về Phòng chống buôn bán người đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (Information of people trafficking especially women and children).  Hà Nội,  Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam,  2003. 23tr.

Để ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn này, mỗi gia đình, cộng đồng và toàn xã hội cần hiểu rõ thủ đoạn của bọn buôn người, nguyên nhân và tác hại của nó để biết và cảnh giác, phòng ngừa và đấu tranh chống nạn buôn bán người. Cuốn sách sẽ cung cấp cho mỗi thành viên trong gia đình và cộng đồng những kiến thức cơ bản về công tác phòng chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; đồng thời cung cấp và một số địa chỉ liên hệ khi cần trợ giúp. (Women / Children / Traficking )

38. Những sáng kiến dựa vào cộng đồng chống lại việc buôn bán trẻ em ở Việt Nam (Community-based initiatives against child trafficking in Vietnam).  Hà Nội,  Oxfam Québec,  2002. 25tr.

Mục tiêu chính của dự án là đề cập vấn đề buôn bán và di cư trẻ em (dưới 18 tuổi) ở miền Bắc Việt Nam. Chất lượng của mối quan hệ giữa tất cả các đối tác với các cộng đồng tham gia và việc liên lạc là rất quan trọng. Dự án sẽ được cơ cấu để thiết lập một mối quan hệ tin tưởng và tôn trọng đối với trẻ em, các thành viên của cộng đồng và các đối tác. Dự án cũng dành sự quan tâm đặc biệt tới tính bền vững. Bằng việc sử dụng phương pháp hành động và học tập có sự tham gia của người dân, dự án sẽ củng cố việc xây dựng năng lực cho các đối tác và hỗ trợ để đạt được những mục đích: Nâng cao nhận thức về các nguy cơ liên quan đến buôn bán và bóc lột trẻ em sẽ được hình thành giữa trẻ em, gia đình các em và cộng đồng.; Năng lực của trẻ em, cộng đồng và các đối tác khác sẽ được đẩy mạnh, tạo điều kiện cho sự phát triển các chiến lược hiệu quả hơn để bảo vệ những trẻ em nghèo, những em bị đẩy ra lề xã hội và những em dễ bị tổn thương khác khỏi nạn buôn bán trẻ em; Trẻ em sẽ tham gia trong việc xác định và phát triển những kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp và các chiến lược, dẫn tới cuộc sống thay đổi và giảm thiểu nguy cơ dẫn đến buôn bán trẻ em; Tiếp cận với những dịch vụ cơ bản (chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và các dịch vụ xã hội, bảo vệ, phúc lợi xã hội, pháp lý, tư vấn) sẽ đến được với các em dễ bị tổn thương thông qua việc cung cấp những sự lựa chọn mới và/hoặc đẩy mạnh những dịch vụ sẵn có; Hồi hương và tái hoà nhập chất lượng và số lượng của việc hồi hương và tái hoà nhập cộng đồng một cách an toàn và tự nguyện của trẻ em bị buôn bán sẽ gia tăng và ngày càng nhiều các kênh đúng thể thức về hồi hương và tái hoà nhập cộng đồng được thiết lập; Truyền thông vận động các chính sách và thủ tục của chính phủ, những nhóm khác và những cộng đồng dễ bị tổn thương sẽ được tác động theo cách sẽ làm giảm các nguy cơ về vấn đề liên quan đến buôn bán trẻ em. (Women / Children / Traficking )

39. Consultation with children o­n implementaion of the National Plan of Action against the sexual abuse and exploitation of children including trafficking (Tham khảo ý kiến trẻ em trong việc thực hiện kế hoạch hành động quốc gia chống lại tình trạng bóc lột và lạm dụng tình dục trẻ em trong đó có buôn bán trẻ em).  ,  Ministry of Women and Children Affairs,  2002. 36tr.

Báo cáo này là kết quả của các nhà tư vấn đã tổ chức tám nhóm trẻ em trai và gái, tuổi từ 10 đến 17 đã từng bị bóc lột tình dục (bao gồm cả buôn bán) và những em được xem là có nguy có bị lạm dụng tình dục để lắng nghe các em nói về những vấn đề mà các em đang phải đối mặt, những gì cần làm để giúp các em chống lại các loại hình bóc lột này, đây chính là cơ sở để giúp xây dựng Kế hoạch hành động Quốc gia chống lại tình trạng bóc lột và lạm dụng tình dục trẻ em trong đó có buôn bán trẻ em. Cuối cùng báo cáo đã nhận định về các vấn đề, mục tiêu, chiến lược, các đối tác dưới bảy chủ điểm là: Ngăn chặn;phòng ngừa; phục hồi và tái hoà nhập;Các thủ phạm; Sự tham gia của trẻ; HIV/AIDS, STIs và lạm dụng thể chất; Liên kết và giám sát. (Children / Plan / Trafficking / Action / Sexual exploitation )

40.  Replication meeting of good experiences to prevent trafficking in children and women in Yunnan province of china: record of procedings (Hội thảo trao đổi về những kinh nghiệm trong việc ngăn chặn tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em ở tỉnh Vân Nam, Trung quốc: Báo cáo hội nghị).  Bangkok,  ILO,  2002. 272tr.

Hội thảo diễn ra trong hai ngày tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với sự tham gia cảu 130 thành viên đến từ Liên hiệp Phụ nữ Trung Quốc, các bộ ngành, chính quyền địa phương, liên hiệp phụ nữ địa phương các cấp, một số đại sứ quán nước ngoài tại Trung quố, các tổ chức quốc tế .... Hội thảo với mục tiêu giới thiệu các kinh nghiệm hiệu quả, các bài học từ dự án ngăn chặn buôn bán phụ nữ và trẻ em ở Vân Nam, Trung Quốc tới các thành viên. Hội thảo cũng đưa ra những kinh nghiệm sáng sủa hơn thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm giữa các tỉnh của Trung quốc, các nước lân cận, các cơ quan Liên Hợp Quốc, tổ chức quốc tế. Hội thảo cũng đặt mục tiêu để các thành viên có cơ hội được thảo luận các kinh nghiệm, trao đổi với nhau qua đó đóng góp vào việc phát triển chiến lược hỗ trợ quốc gia đẩy mạnh hoạt động ngăn chặn buôn bán người ở các cấp trên toàn quốc. (China/Women/Children/Trafficking/Prevention)./.

Theo Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video