Danh thắng Yên Tử

10/11/2005
Những năm gần đây, số lượng du khách và người hành hương trong nước và nước ngoài về thăm khu di tích danh thắng Yên Tử ngày càng đông, riêng năm nay, con số này đã đạt khoảng 380.000 lượt người.

Bên cạnh sức hấp dẫn của một vùng non thiêng đại ngàn, chứa đựng nhiều huyền tích hơn 700 năm của đất tôt thiền phái Trúc Lâm Việt Nam, những đổi thay từ quá trình trùng tu, tôn tạo di tích, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đã góp phần tôn vinh, phát huy các giá trị của Yên Tử và thu hút du khách.

 

Khu di tích danh thắng Yên Tử cách trung tâm thị xã Uông Bí (Quảng Ninh) 14 km về phía tây bắc. Đây là ngọn núi thiêng trong tâm thức người Việt Nam và là đất Tổ của Thiên phái Trúc Lâm, một dòng thiền mang đậm bản sắc văn hóa, tín ngưỡng dân tộc, thể hiện rõ rệt nhất tư tưởng, tâm hồn người Viết. 700 năm trước, sau chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông, vị vua anh hùng Trần Nhân Tông đã nhường ngôi cho con để lên Yên Tử tu hành, nghiên cứu giáo lý nhà Phật, gắn kết với triết lý nhân sinh dân tộc để hình thành và sáng lập nền Thiền phái trúc Lâm với tư tưởng "nhập thế", "tu tại tâm" mà ở đó, đạo không tách biệt đời.

 

Đạo phải thể nghiệm ngay trong cuộc sống. Có thể nói, dòng thiền là sự hòa hợp tuyệt vời giữa tinh thần dân tộc và tôn giáo, giữa tư tưởng và đạo đức, giữa đạo và đời. Ngày nay, những tư tưởng này đã được truyền bá rộng với nhiều trung tâm Thiền phái Trúc Lâm trong nước và ngoài nước, không chỉ thu hút người Việt mà còn được nhiều người nước ngoài quan tâm theo học và tu hành.

 

Hành trình thăm viếng Yên Tử của du khách theo lối đường bộ bắt đầu từ suối Giải Oan. Tại đây, từ cuối năm 2000, thị xã Uông Bí và ban quản lý di tích Yên Tử đã đầu tư hơn 700 triệu đồng xây một cây cầu đá xanh nối hai bờ suối. Cầu dài 10 m, có kiến trúc hài hoà với khung cảnh thiên nhiên chung quanh, không cầu kỳ bay lượn nhưng toát lên vẻ đẹp cổ kính, vững chãi. Qua cầu mọi người lần bước theo từng bậc đá lên chùa Giải Oan khiêm nhường nép dưới tán lá rừng che rợp. Men theo sườn núi phía tây, con đường xếp đá quanh co sẽ đưa du khách lên chùa Hoa Yên. Đoạn đường này khá đẹp và thơ mộng bởi hàng cây tùng cổ thụ nằm dọc hai bên đường. Tương truyền, những cây tùng được trồng từ khi vua Trần Nhân Tông lên tu hành trên Yên Tử. Mặc cho sự dập vùi của thiên nhiên, thời gian, cây tùng vẫn vươn cao, khỏe khoắn, rễ bám chắc vách núi, tán lá mềm mại, xanh thẫm tỏa rộng đầy vẻ phong trần. Chùa Hoa Yên nằm ở độ cao 543 m, được xây mới hoàn toàn thay cho chùa cũ đã có từ 30 năm trước. Ngôi chùa mới mang phong cách kiến trúc thời Trần - Lê, kiểu "nội công ngoại quốc", chung quanh có nhà ngang dãy dọc phục vụ việc hành lễ và nơi ở của sư trụ trì và tăng ni. Trước chùa có tam quan, bảo tháp, trung tâm là tam bảo, hành lang, lầu chuông và trống, cuối cùng là nhà tổ, lớp ngói mũi hài, ngói bò hình hoa chanh xếp bờ nóc. Từ Hoa Yên, cảnh núi rùng trải ra trước mắt mờ ảo dưới màn sương. Phía trên độ cao 700 m là chùa Vãn Tiêu lẩn khuất trở mây bên triền núi. Sau điểm dừng chân này, du khách tiếp tục theo hành trình "ngược đường trúc lâm" hướng lên chùa Đồng. Càng lên cao, phong cảnh có phần thoáng đãng, inh lặng hơn với rừng trúc xào xạc trong gió.

 

Thấp thoáng trong mây núi và sương mờ, bóng những mái chùa, ngọn tháp ẩn hiện cùng tiếng chuông chùa ngân vọng thinh không. Chùa Đồng tọa lạc trên ỉnh núi Yên Tử cao 1.068 m, điểm cuối của tuyến hành hương. Những hôm trời nắng, từ đỉnh núi, du khách có thể phóng tầm mắt tới chân trời xa tắp, ngắm nhìn cảnh quan đẹp như một bức tranh thủy mặc. Chùa Đồng khởi dựng vào thời Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc Tự. Hiện nay, các tăng ni, phật tử trong nước và ngoài nước đang góp kinh phí tôn tạo, xây dựng một ngôi chùa mới, xứng với tầm vóc của giá trị văn hóa và tâm linh trênđỉnh núi Yên Tử, bởi ngôi chùa trước quá cũ và xuống cấp. Lễ khởi công tôn tạo chùa mới đã được chính quyền và Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh khởi công xây dựng trong tháng mười vừa qua. Dự kiến vào Hội xuân Yên Tử, du khách thập phương sẽ được chiêm ngưỡng ngôi chùa Đồng mới rực rỡ như bông sen vàng nổi bật trên đỉnh núi cao, giữa ngàn cây xanh biếc. Chùa được xây bằng kinh phí xã hội hóa, rộng 20m2 và đúc hoàn toàn bằng đồng, nặng khoắng 60-70 tấn. Dự án do Viện Bảo tồn di tích (Bộ Văn hóa - Thông tin) tư vấn, thiết kế và Công ty xây dựng mỹ thuật Hà Nội thực hiện. Mặt bằng chùa hình chữ nhật, một gian hai chái, có bốn hàng chân cột, mái đao mang dáng dấp kiến trúc đặc trưng của một ngôi chùa thời Trần, có hình thức truyền thống với hệ cột, vì kèo, đầu đao, bờ nóc, bờ chảy trang trí tinh xảo, nền chùa bọc đồng đúc hoa văn. Chùa có một lối lên duy nhất bậc bằng đá nhámvới lan can tay vịn bằng đồng, phía dưới cầu thang là hương án đá để khách thắp nhang, làm lễ.

 

Trên đay là những điểm chính của tuyến hành hương. Dọc đường còn có một số điểm tham quan như: Tháp Tổ, chùa Một mái, chùa Bảo Sái, tượng đá Yên kỳ sinh, am Ngoạ Vân, bàn cờ tiên, các khu du lịch sinh thái Thác Vàng, Thác Bạc. Trở xuống chân núi, du khách được thưởng thức cơm chay và nghe pháp đàn tìm hiểu giáo lý nhà Phật cùng phương pháp thiền do các sư thầy tại Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử hướng dẫn và giảng dạy. Thiền viện xây trên nên dấu tích của chùa Lân mà đức Điếu Ngự Giác Trần Nhân Tông từng thuyết giảng chúng sinh. Đây là công trình thiền viện lớn nhất nước có cổng Tam quan, tòa án, nhà thờ Tam Tổ, lầu trống, lầu chuông, nhà trưng bày, nhà khách, phòng thiền với kiến trúc đẹp và hoành tráng, uy nghi điểm tô chốn linh thiêng thêm phần khang trang, góp phần bảo tồn, nghiên cứu các thư tịch cổ, ấn phẩm văn hóa Phật giáo Việt Nam, tạo điều kiện cho tăng ni, trúc Lâm trong cả nước đến giảng đạo và tu thiền.

 

Từ Hội xuân Nhâm Ngọ 2002, một con đường hành hương mới cũng được mở ra ở Yên Tử. Đó là đường cáp treo hiện đại dài 1.200 m từ chân núi lên gần chùa Hoa Yên với 16 ca-bin, công suất vận chuyển 700 khách/giờ. Hệ thống này đưa du khách lên tới độ cao 450 m so với mặt nước biển và giúp họ tham quan hệ thống chùa tháp từ Hoa Yên lên đến chùa Đồng chỉ mất 2 tiếng thay vì sáu tiếng hoặc một ngày như trước đây. Đi cáp treo cũng có điều thú vị riêng, tuy không được chiêm ngưỡng đường tùng cố thụ và hoà vào thiên nhiên hoang sơ là cây nguyên sinh, du khách sẽ đỡ tốn công sức, thời gian, nhất là đối với người già yếu và được ngắm nhìn toàn cảnh rừng núi Yên Tử từ trên cao. Vào dịp lễ hội, hệ thống cáp treo còn giải quyết được nạn ùn tắc trên núi, giảm lượng người nghỉ lại qua đêm ở Hoa Yên và cải thiện môi trường vệ sinh khu di tích.

 

Cùng với sự quan tâm của các cấp chính quyền tỉnh Quảng Ninh, sự đóng góp, trùng tu, xây dựng, khu danh thắng Yên Tử đang ngày càng đẹp lên, phát huy được các giá trị di sản và trở thành khu du lịch quốc gia trọng điểm.
Nguyễn Cường – báo Nhân Dân

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video