Ảnh hưởng kép của bạo lực gia đình đến trẻ em

28/07/2016
Trích bài tham luận của bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, nguyên Chủ tịch Hội LHPNVN, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, tại hội thảo “Hậu quả của bạo lực gia đình đối với trẻ em và những kinh nghiệm của Úc trong công tác phòng chống bạo lực gia đình” tổ chức ở Hà Nội ngày 21/7/2016

Ảnh hưởng trực tiếp: Các em chứng kiến hoặc bị bạo lực gia đình thường gặp những sang chấn tâm lý lâu dài, dễ bắt nạt người khác, có những hành động đánh, cắn, mắng chửi người khác, nên các em bị cô lập, không ai dám/muốn đến gần. Các em gặp khó khăn trong học tập, sức khỏe thể chất kém, thiếu kiềm chế, hay la hét, không biết xây dựng các mối quan hệ với mọi người. Các em luôn cảm thấy không an toàn, luôn cảnh giác, phòng vệ với tất cả mọi người. Các em hay bị đau đầu, chóng mặt, dễ mắc bệnh tim mạch, huyết áp, thần kinh. Các em dễ có hành vi không lành mạnh ở tuổi trưởng thành như hút thuốc, lạm dụng rượu và ma túy, trầm cảm, quan hệ tình dục bừa bãi...Các em dễ rối loạn căng thẳng, rối loạn hành vi; bị những ý nghĩ xấu về người khác chi phối, thậm trí căm thù người cha bạo hành, coi thường người mẹ nhịn nhục.

Ảnh hưởng gián tiếp: Khi người mẹ bị bạo lực, con bị ảnh hưởng đến sự chăm sóc, nuôi dạy. Nhiều em rơi vào tình trạng bị lãng quên, cô đơn, không được quan tâm chăm sóc. Các em dễ trở thành mục tiêu của bạo lực, trở thành nạn nhân để người gây ra bạo lực hành hạ người mẹ. Thậm chí, có em trở thành đồng phạm, bị người gây ra bạo lực ép buộc hoặc thuyết phục gây ra bạo lực với chính mẹ của mình. Các em coi bạo lực là sức mạnh, là công cụ giải quyết mọi việc.

Theo: Báo PNVN (KK)

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video