“Chính phủ nữ quyền” ở Thụy Điển

14/04/2015
Tiếp nối truyền thống là một trong những quốc gia hàng đầu về bình đẳng giới, Thủ tướng Thụy Điển Stefan Loefven khi đắc cử hồi tháng 9/2014 đã bổ nhiệm tới 12 bóng hồng trong tổng số 24 thành viên nội các chính phủ.

2016: Phụ nữ nắm giữ 40% trong hội đồng quản trị các công ty

Lãnh đạo đảng Dân chủ Xã hội Stefan Loefven đã chiến thắng với cam kết thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, đưa tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 4,7% vào năm 2020, cải thiện trường học và đầu tư nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng. Phác thảo các kế hoạch cho 4 năm tới, Thủ tướng Lofven tái khẳng định sẽ tìm kiếm sự ủng hộ rộng rãi cho các kế hoạch nhằm thúc đẩy hệ thống phúc lợi xã hội, giáo dục và việc làm. Ông cũng kêu gọi các lực lượng chính trị đoàn kết và gánh vác trách nhiệm chung.

Đặc biệt, nhằm xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, ông Loefven đã thành lập chính phủ liên hiệp với 12/24 nữ bộ trưởng trong thành phần nội các mới: Đó là Bộ trưởng Hợp tác Bắc Âu Kristina Persson, Bộ trưởng về Thị trường tài chính và các vấn đề tiêu dùng Per Bolund, Bộ trưởng Nội vụ dân sự Ardalan Shekarabi, Bộ trưởng Giáo dục phổ thông Aida Hadzialic, Bộ trưởng Giáo dục Đại học và nghiên cứu Helene Hellmark Knutsson, Bộ trưởng Năng lượng Ibarahim Baylan, Bộ trưởng Nhà ở Mehmet Kaplan, Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng Anna Johansson, Bộ trưởng các vấn đề nông thôn Sven-Erik Bucht, Bộ trưởng Lao động Ylva Johansson, Bộ trưởng Bình đẳng, trẻ em và người cao tuổi Åsa Regner và Bộ trưởng Bảo hiểm xã hội Annika Strandhäll.

Ông Lofven tuyên bố rằng chính phủ mới sẽ là “một chính phủ nữ quyền” và bình đẳng giới sẽ nhận được sự chú trọng hơn trong mọi chính sách và được lồng ghép thông qua công việc của tất cả các bộ, ban ngành. Ông cho biết chính phủ mới sẽ xem xét lại luật chống xân hại tình dục, quy định hạn ngạch để phụ nữ nắm giữ 40% vị trí hội đồng quản trị các công ty vào năm 2016. Ông cũng rất quan tâm đến các quy định gia tăng thời gian nghỉ việc của nam giới tương thích như nữ giới để ở nhà chăm sóc, nuôi dưỡng con thời kỳ đầu. Người cha hoặc người mẹ được ở nhà 1 năm để nuôi con sau sinh với 80% bồi thường cho mức thu nhập hàng tháng. Cha mẹ đều có quyền nghỉ việc để chăm trẻ 60 ngày/năm/trẻ đến khi trẻ 12 tuổi và hưởng 80% số lương.

 

Thiên đường bình đẳng giới

Theo bình luận của ông Philip Hwang - giáo sư tâm lý học tại Đại học Gothenburg, vấn đề giới tính tại Thụy Điển luôn được chính phủ nhìn nhận một cách nghiêm túc từ nhiều thập niên trước. Thụy Điển từ lâu đã ghi nhận quyền của phụ nữ trong hệ thống pháp luật của mình. Kể từ khi phụ nữ có quyền bầu cử năm 1921, những nỗ lực xây dựng bình đẳng giới ở nước này đã tiến bộ hơn so với bất kỳ nước nào khác. Trong năm này, đã có 5 phụ nữ tham gia Quốc hội là Kerstin Hesselgren, Elisabeth Tamm, Bertha Wellin, Agata Östlund, Nelly Thüring.

Năm 1947, Karin Kock trở thành người phụ nữ đầu tiên ở vị trí Bộ trưởng Dịch vụ công. Năm 1979, Thụy Điển cho ra đời bộ Luật bình đẳng về cơ hội cho nam và nữ ở thị trường lao động, “cấm phân biệt đối xử về giới tính ở thị trường lao động và yêu cầu mọi nhà tuyển dụng, ở khối nhà nước và tư nhân, đều phải tích cực quảng bá các cơ hội bình đẳng về việc làm cho nam và nữ”. Bổ sung cho bộ luật này, năm 2008, Quốc hội nước này đã thông qua một dự luật mới đó là Đạo luật về phân biệt đối xử nhằm đấu tranh chống lại sự phân biệt và thúc đẩy các quyền và cơ hội bình đẳng của mọi cá nhân. Đạo luật còn bảo vệ quyền thụ hưởng và tiếp cận của phụ nữ và trẻ em gái trong lĩnh vực giáo dục, phúc lợi xã hội…

Chất lượng cuộc sống tại Thụy Điển hiện đứng hàng đầu thế giới. Số phụ nữ và đàn ông có việc làm tại Thụy Điển ngang nhau và mức thu nhập cũng khá tương đương. Mức thu nhập tính trên đầu hộ gia đình tại Thụy Sĩ lên tới 27.456 USD khiến phụ nữ Thụy Điển không phải lo lắng về vấn đề tài chính và có thời gian cho bản thân nhiều hơn. Mặt khác, nhận thức về giới là một nhiệm vụ cốt lõi trong chương trình giáo dục quốc gia từ bậc mầm non. Nước này đang thúc đẩy việc sử dụng một đại từ trung tính là “hen” cho phép người ta nói tới một người mà không cần phải đề cập tới giới tính, thay vì gọi “han” (anh ấy) hay “hon” (cô ấy).Theo bà Karin Milles - giảng viên đại học Södertörn, “hen” là một công cụ để truyền bá các ý tưởng về bình đẳng giới.

pnvnnuocngoai

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video