Điều lệ Hội LHPNVN khoá X (2007-2012)

01/02/2008
Điều lệ là văn kiện quan trọng đảm bảo nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Hội LHPN Việt Nam vì sự bình đẳng, phát triển của phụ nữ.

I/QUAN ĐIỂM VÀ YÊU CẦU BỔ SUNG, SỬA ĐỔI


1.
Kế thừa và phát triển nội dung của Điều lệ Hội khoá IX.

2. Bổ sung, sửa đổi những nội dung qua thực hiện còn vướng mắc và những nội dung mới.

3. Đảm bảo yêu cầu rõ ràng, đầy đủ, tập trung vào những vấn đề có tính nguyên tắc. Hình thức ngắn gọn, dễ hiểu, nội dung cụ thể Đại hội giao lại để Đoàn Chủ tịch TW Hội có văn bản hướng dẫn thực hiện.

 

II. BỐ CỤC ĐIỀU LỆ


* Điều lệ Hội LHPN Việt Nam gồm:

- Phần mở đầu

- 7 chương

- 22 điều.

 

Những điểm mới so với Điều lệ Hội LHPN Việt Nam khoá IX


-
Chương 2: Tên chương được bổ sung là “Hội viên tổ chức thành viên”; sắp xếp lại các điều trong chương cho hợp lý.

- Tách điều 16 của chương 3, gộp vào chương 5 thành chương “Công tác kiểm tra, khen thưởng và kỷ luật”.

- Toàn bộ 22 điều đều được xác định tên.


* Phần mở đầu

- Giới thiệu khái quát vị trí, tính chất, tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội LHPN Việt Nam.

- Khái quá trình xây dựng, phát triển của Hội.

- Khẳng định tính chất chính trị xã hội của Hội trong hệ thống chính trị.

- Xác định tính liên hiệp, mặt trận của Hội.

 

CHƯƠNG I: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HỘI LHPN VIỆT NAM


Điều 1: Chức năng


1.
Chức năng thứ nhất: Thể hiện vai trò đại diện của tổ chức. Thay mặt hội viên thực hiện quyền dân chủ tham gia xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và phản ảnh tâm tư, nguyện vọng của hội viên cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ khi bị vi phạm.


2.
Chức năng thứ hai: Thể hiện vai trò đoàn kết, vận động, hướng dẫn phụ nữ thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

 

Điều 2: Nhiệm vụ


Điểm mới trong Điều lệ lần này là gộp nhiệm vụ 1 và 2 Điều lệ khoá IX thành nhiệm vụ 1, bổ sung mới nhiệm vụ 4, sắp xếp lại thứ tự các nhiệm vụ theo tính chất quan trọng cần tập trungưu tiên:


1. Xác định trách nhiệm của tổ chức Hội trong việc giúp PN nâng cao nhận thức, tích cực thực hiện các nhiệm vụ phát triển đất nước.

2. Khẳng định vai trò đại diện của tổ chức Hội trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ. Trách nhiệm tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước về công tác phụ nữ.

3. Xác định việc mở rộng mặt trận tập hợp các tầng lớp phụ nữ, phát triển hội viên,xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

4. Là nhiệm vụ mới, xác định các nguồn lực tài chính để hỗ trợ hoạt động Hội.

5. Khẳng định quan điểm trong hoạt động đối ngoại của Hội.

 

CHƯƠNG II: HỘI VIÊN VÀ TỔ CHỨC THÀNH VIÊN

 

Chương này gồm 6 điều: từ điều 3 đến điều 8 được sắp xếp theo thứ tự:

- Điều kiện trở thành hội viên

- Hội viên nữ công nhân viên chức và lao động

- Hội viên trong lực lượng vũ trang

- Nhiệm vụ của Hội viên

- Quyền của hội viên

- Tổ chức thành viên

 

Điều 3: Điều kiện trở thành hội viên


* Điểm mới

- Bổ sung quy định "không phân biệt nơi cư trú” nhằm thu hút nữ CNLĐ và hội viên, phụ nữ từ nông thôn lên thành phố, khu công nghiêp tham gia sinh hoạt với Hội, tạo điều kiện cho chị em thục hiện quyền của mình theo Điều lệ.


*
Điểm cần lưu ý 

1. Quy trình công nhận

- Phụ nữ có nguyện vọng trở thành hội viên Hội LHPN Việt Nam trình bày với cán bộ Hội (tổ trưởng hoặc chi hội trưởng) nguyện vọng của mình.

- Tổ trưởng/chi trưởng họp xin ý kiến hội viên; nếu trên 50% hội viên có mặt trên tổng số biểu quyết đồng ý thì công nhận là hội viên.

- Ghi tên vào sổ hội viên, lập danh sách báo cáo ban chấp hành Hội LHPN cấp xã để quản lý hội viên. Hội viên được nhận thẻ nếu địa phương đó thực hiện phát thẻ.


2. Quản lý hội viên

- Khi hội viên thay đổi nơi cư trú, báo cáo với cán bộ Hội nơi đang sinh hoạt để chuyển sang danh sách hội viên tạm vắng (nếu hộ khẩu vẫn còn địa phương) hoặc xoá tên trong danh sách (nếu chuyển hẳn đi nơi khác).

- Tại nơi mới, hội viên trình bày nguyện vọng, xuất trình thẻ hoặc giấy chuyển sinh hoạt Hội với cán bộ để ghi tên vào danh sách hội viên chính thức (nếu cư trú lâu dài) hoặc danh sách hội viên tạm thời để sinh hoạt.

 

Điều 4: Hội viên nữ công nhân viên chức và lao động

Việc tổ chức các hoạt động trong nữ công nhân viên chức và lao động sẽ do Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sớm ban hành hướng dẫn.

 

Điều 5: Hội viên trong lực lượng vũ trang

Ban công tác Phụ nữ Quân đội và Ban công tác Phụ nữ Công an được thực hiện dưới sự chỉ đạo thống nhất của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam với Tổng cục Xây dựng Lực lượng Bộ Công an và Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng.

 

* Điểm cần lưu ý

Việc chỉ định uỷ viên Ban Công tác phụ nữ Công an, Quân đội; Việc thành lập, giải thể và bầu Ban chấp hành Hội phụ nữ cơ sở trong Công an, Quân đội tuân theo Điều lệ Hội LHPN Việt Nam và do cấp uỷ Đảng cùng cấp ra quyết định.

 

Điều 6: Nhiệm vụ của Hội viên


* Điểm mới của điều này là bổ sung thêm quy định thứ nhất còn 3 quy định sau giữ nguyên như điều lệ khóa IX:

1. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.

2. Chấp hành Điều lệ Hội, tích cực tham gia sinh hoạt và đóng hội phí theo quy định của Điều lệ.

3. Học tập, nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt, góp phần xây dựng củng cố tổ chức Hội vững mạnh.

4. Đoàn kết, giúp nhau trong công tác, học tập, lao động và tổ chức cuộc sống gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

 

Điều 7: Quyền của hội viên


-
Quyền ứng cử: 

+ Tất cả hội viên đều có quyền ứng cử vào Ban chấp hành Hội LHPN các cấp

+ Hội viên không phải là đại biểu chính thức của đại hội cần gửi đơn xin ứng cử và lý lịch (có xác nhận của cơ quan cóthẩm quyền) đến tiểu ban nhân sự đại hội cấp định ứng cử chậm nhất 15 ngày trước khi diễn ra đại hội;

+ Hội viên là đảng viên phải thực hiện quyền ứng cử theo quy định của Đảng.


-
Quyền đề cử:

Đại biểu dự Đại hội có quyền đề cử người vào BCH, trường hợp người được đề cử không phải là đại biểu chính thức thì phải có lý lịch xác nhận của cơ quan có thẩm quyền gửi tới Đoàn Chủ tịch đại hội.

 

-Quyền bầu cử: Chỉ có đại biểu chính thức của Đại hội mới có quyền bầu cử

 

Điều 8: Tổ chức thành viên


1. Điều kiện để trở thành tổ chức thành viên:

- Là tổ chức phụ nữ Việt Nam ở trong nước được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập.

- Có tôn chỉ, mục đích, Điều lệ, mục tiêu và phương hướng hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới.

- Tự nguyện tham gia các hoạt động Hội và chp hànhĐiu l Hội.

 

2. Quy trình xét công nhận hoặc thôi công nhận tổ chức thành viên:

* Công nhận:

- TW Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN cấp tỉnh ra quyết định công nhận đối với tổ chức thành viên được các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền ký quyết định thành lập.


* Thôi công nhận:

- TW LHPN Việt Nam, Hội LHPN cấp tỉnh ra quyết định thôi công nhận đối với tổ chức thành viên khi các tổ chức cơ quan có thẩm quyền thu hồi quyết định thành lập, khi không có nguyện vọng tiếp tục tham gia tổ chức hội hoặc vi phạm điều lệ Hội.

 

CHƯƠNG III: NGUYÊN TẮC, TỔ CHỨC, CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CÁC CẤP HỘI LHPN VIỆT NAM

 

Chương này gồm 7 điều, từ điều 9 đến điều 15 bao gồm 5 nhóm vấn đề:

- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động.

- Hệ thống tổ chức Hội.

- Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp

- Bầu cử các cơ quan lãnh đạo

- Nhiệm vụ của các cơ quan lãnh đạo

 

Điều 9: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động

* Điểm cần lưu ý:

1. Nguyên tắc hoạt động của tổ chức Hội LHPN các cấp là: tự nguyện, dân chủ, liên hiệp, thống nhất hành động.

2.Nguyên tắc hoạt động của cơ quan lãnh đạo Hội LHPN các cấp là: Tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức.

 

Điều 10: Hệ thống tổ chức Hội  

* Điểm cần lưu ý:

- Tổ chức tương đương: là tổ chức được lập theo đơn vị hành chính nhà nước, có khu dân cư, tuy nhiên, số lượng hội viên, phụ nữ có thể ít hơn các đơn vị hành chính…

- Tổ chức trực thuộc: là tổ chức do Hội LHPN từ cấp huyện trở lên ra quyết định thành lập như: Hội phụ nữ chợ, các câu lạc bộ, các hiệp hội, trung tâm…

(Không bao gồm3 đơn vị: Công an, Quân đội, Ban Nữ công)

 

Điều 11: Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp

 

1. Nhiệm kỳ tổ chức đại hội:

Đại hội phụ nữ các cấp được tổ chức 5 năm một lần, trường hợp đặc biệt có thể tổ chức sớm hoặc muộn hơn, song không quá một năm (12 tháng).

* Điểm cần lưu ý:

- Các trường hợp được xác định đặc biệt là:

+ Khi có thay đổi địa giới hành chính

+ Thiên tai bất thường

+ Thực hiện nhiệm vụ đột xuất theo yêu cầu của cấp uỷ cùng cấp hoặc Hội LHPN cấp trên

- Thẩm quyền quyết định đại hội sớm hoặc muộn: do Hội LHPN cấp trên và cấp uỷ cùng cấp thống nhất trên cơ sở hướng dẫn của Đoàn chủ tịch TW Hội…

 

2. Đại biểu:

- Thành phần đại biểu chính thức của đại hội gồm:

+ Đại biểu bầu

+ Đại biểu đương nhiên

+ Đại biểu chỉ định

 

- Thay thế đại biểu khi:

+ Đại biểu bầu vắng mặt

+ Đại biểu bị bác bỏ tư cách

Đại biểu đương nhiên và đại biểu chỉ định khi vắng mặt không được cử đại biểu thay thế, chỉ có đại biểu bầu khi vắng mặt mới được cử đại biểu được bầu dự khuyết để thay thế.

 

3. Trường hợp đại biểu bị bác bỏ tư cách:

- Đại biểu bị kỉ luật từ cảnh cáo trở lên hoặc đang trong thời gian bị cơ quan pháp luật khởi tố, truy tố. 

- Đại biểu được bầu nhưng không đúng nguyên tắc, quy định của Điều lệ

- Đại biểu vi phạm nội quy đại hội gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của Hội.

 

4. Nhiệm vụ của các tổ chức điều hành và giúp việc đại hội:

Tổ chức điều hành và giúp việc đại hội là Đoàn chủ tịch, Đoàn thư ký, Ban thẩm tra tư cách đại biểu, Ban bầu cử. Thành viên các tổ chức trênphải là đại biểu chính thức của Đại hội và được bầu bằng hình thức biểu quyết giơ tay.

 

Điều 13: Bầu cử cơ quan lãnh đạo và các chức danh lãnh đạo của Hội LHPN Việt Nam

* Điểm mới:

- Việc bầu Đoàn chủ tịch v s lượngđược quy địnhkhông quá 20% tổng số uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Hội;

- Trong các trường hợp cần thiết BCH Hội LHPN các cấp địa phương đượcquyền chỉ định thêm không quá 10% uỷ viên BCH so vớisố lượng đã được đại hội quyếtđịnh.

* Điểm cần lưu ý:

1.Bầu ban chấp hành

- Hình thức bầu: có hai hình thức: biểu quyết giơ tay và bầu bằng phiếu kín. Lựa chọn hình thức nào do đại hội quyết định.

- Điều kiện trúng cử: Người trúng cử là người được tín nhiệm của trên 50% đại biểu được triệu tập.

- Trường hợp bầu chưa đủ số uỷ viên ban chấp hành thì bầu tiếp trong số những người chưa trúng cử, nếu bầu lần thứ hai chưa đủ thì việc có bầu tiếp hay không do đại hội quyết định.


2. Bầu
bổ sung uviên Ban chấp hành:Các địa phương chủ động báo cáo cấp uỷ để thực hiện khi:

- Uỷ viên BCH nghỉ hưu

- Uỷ viên BCH chuyển công tác

- Uỷ viên BCH bị kỷ luật


3
. Bầu Đoàn chủ tịch/Ban thường vụ, Chủ tịch, các Phó chủ tịch: Được thực hiện tương tự như bầu BCH. Các chức danh Chủ tịch, PCT phải được sđồngý của Hội cấp trên mới tiến hành bầu.

 

4. Chỉ định BCH lâm thời:

- Thực hiện trong trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chia tách, sát nhập, thành lập mới địa giới hành chính hoặc khi ban chấp hành đương nhiệm bị xử lý kỷ luật giải thể.

- Các bước tiến hành chỉ định ban chấp hành lâm thời được thực hiện chậm nhất là 45 ngày sau khi có quyết định chia tách địa giới hành chính và được hoàn tất chậm nhất sau 45 ngày làm việc.


5. Chỉ định không quá 10% Ủy viên BCH:

Thực hiện chỉ định trong các trường hợp:

- Khi có sự sắp xếp lại về tổ chức

- Khi cán bộ chủ chốt điều chuyển công tác hoặc bị xử lý kỉ luật

- Khi cần cơ cấu tổ chức mới có hoạt động liên quan tới hoạt động Hội và phong trào phụ nữ.

Đối tượng chỉ định: Uỷ viên Ban Chấp hành, uỷ viên Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch (riêng đối với uỷ viên BTV, CT, PCT nếu có thể bầu được thì không nhất thiết phải chỉ định)

Giải quyết cho uỷ viên ban chấp hành thôi tham gia Ban chấp hành:

- Chậm nhất sau 30 ngày kể từ khi có thông báo nghỉ hưu hoặc chuyển công tác, BCH cấp trực tiếp có văn bản trình BTV/ĐCT cấp trên đề nghị ra quyết định thôi công nhận uỷ viên BCH.

- Ủy viên BCH TW Hội, khi có quyết định nghỉ hưu, báo cáo ĐCT TW Hội để ĐCT báo cáo BCH trong kỳ họp gần nhất.

- Chậm nhất 15 ngày sau khi nhận được văn bản, ĐCT/BTV Hội LHPN cấp trên ra quyết định thôi công nhận uỷ viên Ban Chấp hành.

CHƯƠNG IV:TỔ CHỨC HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ CẤP XÃ


Gồm 2 điều
(điều 16 và điều 17) quy định tổ chức và nhiệm vụ của Hội LHPN cấp xã.

 

Điều 16: Tổ chức Hội LHPN cấp xã

* Điểm mới:

- Thống nhất mô hình tổ chức Hội: Ban chấp hành là Chi hội; dưới chi hội có thể thành lập tổ phụ nữ.

 

CHƯƠNG V:  CÔNG TÁC KIỂM TRA, KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT

 

Gồm 3 điều (từ điều 18 đến điều 20)

 

Điều 19: Khen thưởng

Thực hiện theo Luật Thi đua khen thưởng và quy định khen thưởng trong hệ thống Hội

 

Điều 20: Kỷ luật

* Điểm mới:

-Quy định hình thức kỷ luật đối với Ban chấp hành, Đoàn chủ tịch/Ban thường vụ Hội liên hiệp phụ nữ các cấp.

-Bổ sung hình thức thôi công nhận đối với hội viên.

 

* Điểm cần lưu ý:

- Các trường hợp áp dụng hình thức kỉ luật:

+ Khiển trách đối với BCH, Đoàn Chủ tịch/Ban Thường vụ, cán bộ, hội viên vi phạm Điều lệ Hội lần đầu, mức độ hậu quả không lớn.

+ Cảnh cáo đối với BCH, Đoàn Chủ tịch/Ban Thường vụ, cán bộ, hội viên tái phạm, hoặc tuy mới vi phạm Điều lệ Hội lần đầu nhưng mức độ, tính chất tương đối nghiêm trọng.

 

- Các trường hợp cần xem xét áp dụng hình thức kỷ luật:

+ Tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ Hội chỉ thực hiện khi bị khởi tố hoặc truy tố.

+ Khi cán bộ, tổ chức Hội bị kỷ luật của tổ chức Đảng hoặc cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền thì cấp Hội quản lý có hình thức kỷ luật phù hợp.

+ Hội nghị lấy ý kiến nhận xét về mức độ sai pham và biểu quyết hình thức kỷ luật đối với tổ chức, cá nhân chỉ có giá trị khi có mặt 2/3 số thành viên được triệu tập và có trên 50% số thành viên triệu tập biểu quyết nhất trí.

+ Cách chức đối với cán bộ Hội vi phạm Điều lệ Hội nghiêm trọng. Đối với cán bộ giữ nhiều chức vụ thì tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm và phạm vi ảnh hưởng mà kỷ luật cách một chức, nhiều chức hay tất cả các chức vụ.

+ Giải thể đối với Ban chấp hành, Đoàn chủ tịch/Ban thường vụ khi lãnh đạo, chỉ đạo trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Hội gây hậu quả nghiêm trọng.

+ Thôi công nhận đối với hội viên vi phạm pháp luật truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Quyền của tổ chức, cá nhân khi vi phạm:

+ Được tham dự cuộc họp xét kỷ luật;

+ Được trình bày ý kiến và biểu quyết hình thức kỷ luật đối với bản thân mình

+ Được bảo lưu ý kiến và được khiếu nại lên ban chấp hành cấp trên trực tiếp đề nghị xem xét hình thức kỷ luật trong vòng 3 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực nhưng vẫn phải chấp hành hình thức kỷ luật.

+ Cấp nào ra quyết định công nhận, cấp đó ra quyết định kỉ luật.

+ Thời gian thi hành kỷ luật được tính từ ngày quyết định có hiệu lực.

 

CHƯƠNG VI: TÀI CHÍNH CỦA HỘI

 

1. Ngân sách Nhà nước cấp

2. Hội phí: 500đ/người/tháng

3. Các nguồn thu hợp pháp khác.

 

Việc lập quỹ, quản lý, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu hợp pháp khác phải tuân theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

 

* Hội phí:

- Tỷ lệ hội viên được miễn đóng hội phí tối đa là 30% so với tổng số hội viên đối với mỗi tỉnh, thành phố.

- Đối tượng miễn, giảm ở từng địa phương do BCH Hội LHPN cấp tỉnh, thành phố xem xét, quyết định.

- Tỷ lệ hội phí được để lại từng cấp như sau:

+ Cấp xã: 80%. (giao cho BCH Hội LHPN tỉnh quyết định tỷ lệ về hội phí trích lại cấp xã và chi hội)

+ Cấp huyện: 10%

+ Cấp tỉnh: 7%

+ Cấp Trung ương: 3%,

 

* Sử dụng hội phí: Hoạt động Hội; Sách báo, tài liệu; khen thưởng… (đối với cấp cơ sở được chi bồi dưỡng cán bộ Hội do BCHxã quy định)

 

* Các nguồn thu hợp pháp:

Gồm quỹ hội (do hội viên đóng góp hoặc lao động gây quỹ), các đề tài, chương trình, dự án được trích phí quản lý; sự hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức; các hoạt động dịch vụ hợp pháp khác.


Sử dụng các nguồn thu hợp pháp: do Hội LHPN các cấp (nơi trực tiếp có nguồn thu) quyết định trên cơ sở thống nhất của các thành viên trong tập thể (bằng văn bản) và không trái với các quy định của Nhà nước về chi tiêu tài chính./.

T.W Hội LHPNVN

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video