Đắk Lắk: Nghị lực khởi nghiệp của người phụ nữ Ê đê khuyết tật

01/08/2021
Dù bị khuyết tật ở chân nhưng chị H'Yar Kbuôr, ở huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk vẫn tự lực khởi nghiệp với nghề dệt thổ cẩm và may trang phục truyền thống; đứng lớp truyền dạy nghề dệt thổ cẩm để gìn giữ truyền thống của dân tộc mình.
Chị H'Yar vừa tự dệt và tự cắt may các trang phục thổ cẩm.

Một ngày đầu tháng 7, căn nhà nhỏ của chị H’Yar Kbuôr (thường gọi amí Ru Mi), ở buôn Kla, xã Drai Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk trở nên nhộn nhịp khi nhóm nhà đầu tư đến nhà chị để tặng và lắp đặt, hướng dẫn sử dụng chiếc máy vắt sổ. Đây chính là phần thưởng của Giải khuyến khích có tên là “ươm mầm”, mà chị H’Yar  đạt được khi tham gia cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo năm 2021 do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Đắk Lắk tổ chức.

Bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Đắk Lắk, Trưởng ban tổ chức cuộc thi cho biết, ban tổ chức đánh giá cao dự án của chị H’Yar không chỉ vì chất lượng và tính khả thi của sản phẩm, mà còn bởi sự nỗ lực và tâm huyết của cá nhân chị khi đến với cuộc thi. “Nhiều thí sinh ở đối tượng phụ nữ yếu thế trong xã hội, thí sinh là phụ nữ dân tộc thiểu số, thí sinh là người khuyết tật cũng đã mạnh dạn tự tin tham gia cuộc thi, gắn với các sản phẩm về bản sắc dân tộc của mình, thể hiện được ý tưởng, suy nghĩ, mong muốn để dự án cũng như sản phẩm của mình được chiếm lĩnh thị trường và ổn định trong quá trình phát triển sau này”, bà Nguyệt cho hay.

Tại vòng chung kết cuộc thi, cùng với giải thưởng đạt được, chị H’Yar còn kết nối được với một số doanh nghiệp và có thêm cơ hội để mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm thổ cẩm. Theo anh Phạm Thanh Tuấn, người sáng lập Công ty xã hội Bồ công anh, thành viên hội đồng giám khảo cuộc thi, dự án của chị H’Yar sẽ được hỗ trợ dài hơi thành một chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Với mục tiêu là sản phẩm làm ra được tiếp cận gần hơn với thị trường, giúp chị H’Yar có thể sống với nghề và cao hơn là có thể kết nối với các chị em khác tại địa phương hình thành tổ sản xuất, tạo cơ hội việc làm cho thêm nhiều người dệt thổ cẩm khác.

Chị H Yar Kbuôr (thứ 2 từ phải sang) nhận giải ươm mầm tại cuộc thi.

Anh Tuấn cho biết: “Ban tổ chức kết nối với các nhà đầu tư hỗ trợ cho chị H’Yar tư liệu sản xuất và các nguồn lực, thu mua các sản phẩm làm ra. Và khi thu mua hết sản phẩm, khấu hao hết giá trị đầu tư đó thì tài sản đó thuộc sở hữu của chị. chúng tôi cũng xin cam kết đồng hành và hỗ trợ không chỉ với chị mà những người phụ nữ dệt thổ cẩm khác, là cá nhân những người dệt thổ cẩm, họ phải sống được với nghề trước đã. Thông qua việc họ làm sản phẩm, chúng tôi đầu tư tư liệu sản xuất, thu mua tư liệu sản xuất và bán hàng giùm họ, thiết kế những mẫu sản phẩm trẻ trung phù hợp xu thế”.

Theo chị H’Mên Apuôr, Phó Chủ tịch Hội phụ nữ xã Drai Sáp, huyện Krông Ana kể, tuy bị tật ở chân do di chứng của trận sốt bại liệt từ ngày nhỏ nhưng chị H’Yar luôn lạc quan và có nhiều nỗ lực trong cuộc sống. Khi có các cuộc thi do xã, huyện tổ chức, chị đều đăng ký tham gia dệt thổ cẩm và giành nhiều giải cao. Chị còn tham gia truyền dạy nghề dệt qua các lớp do hội phụ nữ mở, được mời đi dạy ở huyện Buôn Đôn. Chị H’Yar cũng là một trong số ít người biết nhiều loại họa tiết cổ của người Ê đê, và tự tay dệt được các họa tiết rất sắc sảo. Chị còn rất khéo tay, biết cắt may trang phục và đã tự mở tiệm may nhỏ tại nhà để tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình.

Chị H’Yar Kbuôr tâm sự, đối với chị, dệt thổ cẩm là sự đam mê tiếp nối truyền thống của bà và mẹ. Từ khi lên 10 tuổi chị đã yêu thích và muốn tự tay mình dệt ra những tấm váy áo, chăn địu. Không thể bắt kịp bạn bè đi chơi hay đi làm, chị quyết tâm mua sách vở mày mò học may để có cho mình một nghề tự nuôi sống bản thân. Cách đây gần 25 năm chị đã tự mở tiệm may và được nhiều bà con trong buôn ủng hộ, tìm đến may đồ. Sau cuộc thi, sản phẩm của chị đã được nhiều người biết đến hơn nên đơn đặt hàng ngày càng nhiều. Cùng với đó, sự cam kết từ nhà đầu tư giúp chị có thêm nhiều đơn đặt hàng, sáng tạo ra sản phẩm mới. Nhờ vậy không chỉ kinh tế mà tay nghề cũng được cải thiện hơn.

Nhóm đại diện nhà đầu tư trao máy vắt sổ cho chị H'Yar.

“Tôi rất vui mừng với thiết bị được đầu tư hiện đại hơn, máy chạy bằng điện nên sẽ có năng suất hơn, từ đó giúp tôi làm được thêm nhiều sản phẩm, phát triển công việc của bản thân và có thể hỗ trợ thêm các chị em khác. Tôi cũng mong muốn có thêm người cùng cộng tác, hỗ trợ mình trong quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm, có thể thêm 2 hội viên phụ nữ cùng tham gia thì việc sản xuất sẽ nhanh hơn, đáp ứng kịp nhu cầu của khách thì số lượng đơn hàng sẽ nhiều hơn”, chị H’Yar Kbuôr tâm sự "

Đắk Lắk: Nghị lực khởi nghiệp của người phụ nữ Ê đê khuyết tật

Dù bị khuyết tật ở chân nhưng chị H'Yar Kbuôr, ở huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk vẫn tự lực khởi nghiệp với nghề dệt thổ cẩm và may trang phục truyền thống; đứng lớp truyền dạy nghề dệt thổ cẩm để gìn giữ truyền thống của dân tộc mình.

Một ngày đầu tháng 7, căn nhà nhỏ của chị H’Yar Kbuôr (thường gọi amí Ru Mi), ở buôn Kla, xã Drai Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk trở nên nhộn nhịp khi nhóm nhà đầu tư đến nhà chị để tặng và lắp đặt, hướng dẫn sử dụng chiếc máy vắt sổ. Đây chính là phần thưởng của Giải khuyến khích có tên là “ươm mầm”, mà chị H’Yar  đạt được khi tham gia cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo năm 2021 do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Đắk Lắk tổ chức.

Chị H'Yar vừa tự dệt và tự cắt may các trang phục thổ cẩm.

Bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Đắk Lắk, Trưởng ban tổ chức cuộc thi cho biết, ban tổ chức đánh giá cao dự án của chị H’Yar không chỉ vì chất lượng và tính khả thi của sản phẩm, mà còn bởi sự nỗ lực và tâm huyết của cá nhân chị khi đến với cuộc thi. “Nhiều thí sinh ở đối tượng phụ nữ yếu thế trong xã hội, thí sinh là phụ nữ dân tộc thiểu số, thí sinh là người khuyết tật cũng đã mạnh dạn tự tin tham gia cuộc thi, gắn với các sản phẩm về bản sắc dân tộc của mình, thể hiện được ý tưởng, suy nghĩ, mong muốn để dự án cũng như sản phẩm của mình được chiếm lĩnh thị trường và ổn định trong quá trình phát triển sau này”, bà Nguyệt cho hay.

Tại vòng chung kết cuộc thi, cùng với giải thưởng đạt được, chị H’Yar còn kết nối được với một số doanh nghiệp và có thêm cơ hội để mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm thổ cẩm. Theo anh Phạm Thanh Tuấn, người sáng lập Công ty xã hội Bồ công anh, thành viên hội đồng giám khảo cuộc thi, dự án của chị H’Yar sẽ được hỗ trợ dài hơi thành một chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Với mục tiêu là sản phẩm làm ra được tiếp cận gần hơn với thị trường, giúp chị H’Yar có thể sống với nghề và cao hơn là có thể kết nối với các chị em khác tại địa phương hình thành tổ sản xuất, tạo cơ hội việc làm cho thêm nhiều người dệt thổ cẩm khác.

Chị H Yar Kbuôr (thứ 2 từ phải sang) nhận giải ươm mầm tại cuộc thi.

Anh Tuấn cho biết: “Ban tổ chức kết nối với các nhà đầu tư hỗ trợ cho chị H’Yar tư liệu sản xuất và các nguồn lực, thu mua các sản phẩm làm ra. Và khi thu mua hết sản phẩm, khấu hao hết giá trị đầu tư đó thì tài sản đó thuộc sở hữu của chị. chúng tôi cũng xin cam kết đồng hành và hỗ trợ không chỉ với chị mà những người phụ nữ dệt thổ cẩm khác, là cá nhân những người dệt thổ cẩm, họ phải sống được với nghề trước đã. Thông qua việc họ làm sản phẩm, chúng tôi đầu tư tư liệu sản xuất, thu mua tư liệu sản xuất và bán hàng giùm họ, thiết kế những mẫu sản phẩm trẻ trung phù hợp xu thế”.

Theo chị H’Mên Apuôr, Phó Chủ tịch Hội phụ nữ xã Drai Sáp, huyện Krông Ana kể, tuy bị tật ở chân do di chứng của trận sốt bại liệt từ ngày nhỏ nhưng chị H’Yar luôn lạc quan và có nhiều nỗ lực trong cuộc sống. Khi có các cuộc thi do xã, huyện tổ chức, chị đều đăng ký tham gia dệt thổ cẩm và giành nhiều giải cao. Chị còn tham gia truyền dạy nghề dệt qua các lớp do hội phụ nữ mở, được mời đi dạy ở huyện Buôn Đôn. Chị H’Yar cũng là một trong số ít người biết nhiều loại họa tiết cổ của người Ê đê, và tự tay dệt được các họa tiết rất sắc sảo. Chị còn rất khéo tay, biết cắt may trang phục và đã tự mở tiệm may nhỏ tại nhà để tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình.

Chị H’Yar Kbuôr tâm sự, đối với chị, dệt thổ cẩm là sự đam mê tiếp nối truyền thống của bà và mẹ. Từ khi lên 10 tuổi chị đã yêu thích và muốn tự tay mình dệt ra những tấm váy áo, chăn địu. Không thể bắt kịp bạn bè đi chơi hay đi làm, chị quyết tâm mua sách vở mày mò học may để có cho mình một nghề tự nuôi sống bản thân. Cách đây gần 25 năm chị đã tự mở tiệm may và được nhiều bà con trong buôn ủng hộ, tìm đến may đồ. Sau cuộc thi, sản phẩm của chị đã được nhiều người biết đến hơn nên đơn đặt hàng ngày càng nhiều. Cùng với đó, sự cam kết từ nhà đầu tư giúp chị có thêm nhiều đơn đặt hàng, sáng tạo ra sản phẩm mới. Nhờ vậy không chỉ kinh tế mà tay nghề cũng được cải thiện hơn.

Nhóm đại diện nhà đầu tư trao máy vắt sổ cho chị H'Yar.

“Tôi rất vui mừng với thiết bị được đầu tư hiện đại hơn, máy chạy bằng điện nên sẽ có năng suất hơn, từ đó giúp tôi làm được thêm nhiều sản phẩm, phát triển công việc của bản thân và có thể hỗ trợ thêm các chị em khác. Tôi cũng mong muốn có thêm người cùng cộng tác, hỗ trợ mình trong quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm, có thể thêm 2 hội viên phụ nữ cùng tham gia thì việc sản xuất sẽ nhanh hơn, đáp ứng kịp nhu cầu của khách thì số lượng đơn hàng sẽ nhiều hơn”, chị H’Yar Kbuôr tâm sự.

Dù đôi chân không lành lặn, cơ thể không khỏe mạnh nhưng với ý chí, nghị lực và tinh thần lạc quan, chị H Yar Kbuôr đã cố gắng vươn lên trong cuộc sống, tạo cho mình một cái nghề để tự nuôi sống bản thân và gia đình. Bản thân chị còn nỗ lực duy trì nghề dệt thổ cẩm, cách tân trang phục thổ cẩm, góp phần vào việc gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc.

Dù đôi chân không lành lặn, cơ thể không khỏe mạnh nhưng với ý chí, nghị lực và tinh thần lạc quan, chị H Yar Kbuôr đã cố gắng vươn lên trong cuộc sống, tạo cho mình một cái nghề để tự nuôi sống bản thân và gia đình. Bản thân chị còn nỗ lực duy trì nghề dệt thổ cẩm, cách tân trang phục thổ cẩm, góp phần vào việc gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc.

baophapluat.vn

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video