• Sơn La: Gương Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Mường Giàng tích cực học tập và làm theo Bác

    Chị Mè Thị Xuân, sinh năm 1992, Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Những năm qua, trong việc triển khai “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, chị là một trong những Chủ tịch Hội trẻ của các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ tham gia phong trào văn hoá, văn nghệ, xây dựng nông thôn mới.
  • Tây Ninh: Chủ tịch Hội cơ sở giỏi với những việc làm theo gương Bác

    Với chị Võ Thị Ngọc Diệu (SN 1983) – Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Đông (thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh), học tập và làm theo Bác không chỉ là khẩu hiệu, mà trở thành phong cách sống, phương châm hành động và sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong công việc cũng như cuộc sống.
  • Nữ trưởng bản với "sứ mệnh" xóa nghèo

    Hàng chục năm qua, Trưởng bản Lô Thị Pòm đồng thời cũng là Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn của bản Thanh Tiến, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Chương (Nghệ An) luôn tận tụy cống hiến, mang trách nhiệm đưa nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến với từng hộ khó khăn, giúp bản làng khởi sắc.
  • Khuyến khích phụ nữ khẳng định vai trò lãnh đạo trong cơ quan báo chí

    Trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí Toàn quốc lần thứ 2 - năm 2025, phiên thảo luận với chủ đề "Lãnh đạo nữ trong báo chí: Tiếng nói của nữ giới trong điều hành tin tức" là nơi các đại biểu bàn luận trực diện và sâu sắc hơn về vấn đề nâng cao vai trò lãnh đạo nữ của cơ quan báo chí, phát huy tiếng nói của nữ giới trong điều hành hoạt động báo chí.
  • Hà Giang: Gương sáng Phó Chủ tịch Hội phụ nữ xã làm kinh tế giỏi

    Về xã Xín Chải, huyện Vị Xuyên, nhắc đến chị Lý Thị Lan, Phó Chủ tịch Hội LHPN Phụ nữ xã, người dân địa phương đều dành cho chị những lời khen ngợi đầy trân trọng. Không chỉ tận tâm với công việc Hội, chị Lan còn là một tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế hộ gia đình, tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ “giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
  • Hậu Giang: Chuyện về người phụ nữ U60 làm nước mắm ở Vị Thuỷ

    Ở tuổi gần 60, khi nhiều người đã chọn cuộc sống an nhàn bên con cháu, bà Lê Thị Trường Hận (sinh năm 1967, ngụ ấp 3, xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) lại chọn bắt đầu một hành trình mới – khởi nghiệp với nước mắm làm từ cá đồng.
  • Từ cô giáo công nghệ đến người gieo hạt nơi rừng sâu

    Giữa nhịp sống hiện đại sôi động, có một người phụ nữ đã quyết định quay về với rừng - không chỉ để sống mà để lan tỏa giá trị của rừng. Đó là chị Nguyễn Thị Yến - chủ Hộ kinh doanh Yến Lộc Rừng (Thanh Sơn, Định Quán, Đồng Nai). Những sản phẩm mà chị tạo ra không chỉ để chăm sóc sức khỏe cộng đồng mà còn kể câu chuyện của núi rừng, thúc đẩy lối sống xanh, hài hòa với tự nhiên.
  • Huế: Năng động trong phát triển kinh tế và công tác hội

    Bà Lê Thị Soa (62 tuổi) ở tổ 7, phường Thủy Châu, TX. Hương Thủy được chị em yêu mến bởi bà là chi hội trưởng phụ nữ năng nổ, nhiệt tình, luôn hết lòng vì hội viên; là một tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế.
  • Nguyễn Thanh Tú – Tận tâm với thống kê môi trường, trách nhiệm với cộng đồng

    Nếu có một hình ảnh để nói về sự kiên định, chuyên sâu và cống hiến thầm lặng trong ngành Thống kê, thì đó chính là Chị Nguyễn Thanh Tú – Thống kê viên chính, Ban Thống kê Xã hội và Môi trường, Cục Thống kê.
  • Những dấu chân đi qua, hạnh phúc ở lại

    Đó nhận xét của nhiều người về chị Kpuih H’Hoa (SN 1977, Chi hội trưởng Phụ nữ làng Tung, xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, Gia Lai). Trong suốt nhiều năm qua, dấu chân chị đã in lên khắp những con đường làng nơi miền biên viễn để tuyên truyền hội viên phụ nữ thay đổi tư duy, xóa bỏ tập tục lạc hậu, chung tay xây dựng cuộc sống ấm no, bảo vệ sự bình yên của buôn làng.
  • Người phụ nữ “ôm trọn” ba vai

    Nhắc đến cái tên Nông Thị Thắm thì già trẻ thôn Hà Tràng Tây, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đều không ngớt lời khen. Dù còn khá trẻ tuổi (sinh năm 1984) nhưng chị Thắm (dân tộc Tày) đã nhiều năm “ôm trọn” ba vai: Người có uy tín, Bí thư Chi bộ và cũng là Trưởng thôn.
  • Truyền niềm đam mê tiếng Tày cho học sinh vùng cao

    Gần 20 năm qua, cô giáo người Tày Dương Thị Bền, giáo viên Lịch sử - Địa lí, Trường THCS Vân Sơn, huyện Sơn Động (Bắc Giang) luôn nỗ lực, say mê nghiên cứu giảng dạy và có nhiều sáng kiến trong các hoạt động của nhà trường. Đặc biệt, vài năm trở lại đây, cô miệt mài truyền dạy tiếng Tày với mong muốn thế hệ trẻ tiếp tục giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc mình.
  • Phó Giám đốc phụ trách Sở Dân tộc và Tôn giáo Quảng Trị nhận Bằng khen của Trung ương Hội LHPN Việt Nam

    Bà Hồ Thị Minh - Đại biểu Quốc hội, Phó Giám đốc phụ trách Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Quảng Trị, vừa vinh dự được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam khen thưởng và biểu dương vì thành tích tiêu biểu trong quá trình triển khai, thực hiện Dự án 8.
  • “Quả ngọt” trên đất cát

    Bằng ý chí và sự quyết tâm của mình, chị Nguyễn Thị Như Mận đã bắt vùng đất cát trắng ven biển Quảng Bình nở “hoa”. Từ đôi bàn tay hay lam hay làm và tư duy sáng tạo, vượt khó, chị Mận đã đưa sản phẩm khoai deo, gà H’Mông… trên vùng đất cát đã có chỗ đứng trên thị trường, tạo sinh kế và thu nhập cho nhiều nông dân ở vùng quê này.
  • Phụ nữ Tiền Giang tự tin khởi nghiệp, phát triển kinh tế

    Từ thực hiện Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025”, Hội LHPN tỉnh Tiền Giang đã ghi nhận được nhiều mô hình phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo, giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm mang lại thu nhập ổn định cho hội viên, phụ nữ, người lao động.
  • Bà Hồ Thị Dé gìn giữ tiếng kèn A máp của người Cor

    Hằng ngày, bà Hồ Thị Dé (71 tuổi), dân tộc Cor ở thôn Nguyên, xã Trà Hiệp, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi vẫn say mê thổi kèn a máp. Chiếc kèn như một người bạn tri kỷ của bà.
  • Hưng Yên: Chi hội trưởng chi hội phụ nữ “xin rác” giữa lòng chợ quê

    Người dân và các chị em tiểu thương tại khu chợ thôn Nghi Xuyên, xã Chí Minh, huyện Khoái Châu đã quen với hình ảnh một người phụ nữ lúc nào cũng nở nụ cười tươi, đi khắp chợ để… “xin rác” về làm phân bón hữu cơ.
  • Những người truyền cảm hứng để phụ nữ dân tộc thiểu số tại Quảng Ninh thay đổi nếp nghĩ,

    Trong làn sóng phát triển kinh tế xanh, bền vững đang lan tỏa khắp các tỉnh vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số ở Quảng Ninh đang trở thành những “ngọn lửa” thắp sáng khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
  • Xóa mù chữ, mở cánh cửa tri thức cho phụ nữ vùng cao Tương Dương

    Tháng 6, khi học sinh bước vào kỳ nghỉ hè, nhiều giáo viên của Trường PTDTBT Tiểu học Lượng Minh (xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) lại lặn lội xuống từng bản làng để vận động những người mẹ, người bà đi học lớp xóa mù chữ. Đã 2 năm nay, giữa núi rừng Lượng Minh những “học sinh” U40, U50 vượt trở ngại về tuổi tác để bắt đầu ê a từng con chữ.
  • Trăn trở phát triển sinh kế từ cây "vàng đen" cho phụ nữ vùng biên

    Với người dân xã Quốc Khánh (huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn), cây thạch đen từng là biểu tượng của sự khởi sắc nơi vùng biên này khi nó giúp nhiều gia đình có của ăn, của để. Thế nhưng giờ đây, người ta không còn thấy màu xanh ngắt của loại cây được ví như “vàng đen” này trải dài trên những triền ruộng nữa.
  • Phụ nữ Tà Rụt tăng thu nhập nhờ mô hình chuối lùn bản địa và nông sản quê hương

    Mô hình Tổ hợp tác trồng chuối lùn bản địa tại thôn A Đăng (xã Tà Rụt, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) đang là điểm sáng trong hành trình khởi nghiệp và phát triển kinh tế của phụ nữ địa phương.
  • "Giữ lửa" văn hóa Mường giữa đại ngàn Thanh Sơn

    Tại huyện Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ), những người phụ nữ đang âm thầm góp nhặt từng mảnh hồn văn hóa Mường, truyền lại cho thế hệ sau. Đó không chỉ là nỗ lực cá nhân, mà là sự tiếp nối giữa cội nguồn và tương lai.
  • Cần Thơ: Tạo sinh kế cho phụ nữ Khmer từ cây lục bình

    Chị Sơn Thị Lang (ngụ tại thành phố Cần Thơ), Giám đốc Hợp tác xã Làng nghề Cờ Đỏ, đã sáng tạo ra nhiều mẫu thủ công mỹ nghệ từ nguồn cây lục bình có sẵn tại địa phương này, giúp cho nhiều phụ nữ Khmer có việc làm, thu nhập đều đặn.
  • Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn: Mong Dự án 8 tiếp tục là "ngọn đèn soi đường" cho phụ nữ vùng cao

    Hơn 4 năm gắn bó với Dự án 8 tại vùng biên giới Trường Sơn (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình), chị Nguyễn Thị Mỹ Duyên, Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn, đã đưa những mô hình bình đẳng giới đi vào đời sống thực. Với nhiều sáng kiến và nỗ lực vượt khó, chị là 1 trong 10 cá nhân tiêu biểu toàn quốc được biểu dương, khen thưởng.
  • Cần có chính sách bảo tồn nghề dệt thổ cẩm Làng Teng gắn với phát triển du lịch cộng đồng

    Từ xưa, người Hrê ở Ba Tơ (Quảng Ngãi) đã biết dệt thổ cẩm làm trang phục và đồ dùng sinh hoạt. Hiện nay, chỉ còn thôn Làng Teng (xã Ba Thành, huyện Ba Tơ) giữ được nghề này, với số lượng người dân trong thôn biết dệt thổ cẩm còn chưa đến 100 người.
  • Bản làng đổi thay từ những mô hình khởi nghiệp của người trẻ

    Vùng núi xã Tà Long (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị), nơi những mô hình khởi nghiệp của những người trẻ dân tộc thiểu số (DTTS) đang mang lại sinh khí mới cho kinh tế địa phương, góp phần giải bài toán việc làm và giảm nghèo bền vững.
  • Gieo mầm từ cây chè, đơm trái bằng niềm tin

    Nhiều năm gắn bó với những nương chè, chị Đặng Thị Bình, người dân tộc Mường ở xã Lương Sơn (huyện Yên Lập, Phú Thọ), ấp ủ mong muốn góp phần tạo sinh kế bền vững cho phụ nữ địa phương, giúp họ “sống được” với cây chè. Chị đã hiện thực hóa ước mơ của mình khi thành lập “Tổ hợp tác chè xanh Đá Trắng”, trở thành hạt nhân truyền cảm hứng tinh thần khởi nghiệp cho chị em địa phương.
  • Hải Dương: Nữ tiểu thương giàu lòng nhân ái và nhiệt tình trong công tác Hội

    Nhanh nhẹn, năng động, giỏi giang, thường xuyên quan tâm giúp đỡ người nghèo khó - đó là những gì mà mọi người nói về chị Vũ Thị Là, sinh năm 1976, trú tại thôn Đỗ Xá, xã Ứng Hoè, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
  • Hội LHPN tỉnh Nam Định khen thưởng cô giáo dũng cảm cứu người đuối nước

    Sáng 27/5, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh Lê Thị Thúy Nhài đã trao tặng Bằng khen cho cô giáo Nguyễn Thị Mai, giáo viên Trường Tiểu học Hồng Quang, huyện Nam Trực vì hành động dũng cảm cứu học sinh khỏi đuối nước.
  • Cô gái Mường đưa bánh gai thành thứ quà hút khách tại Suối Cá Thần

    "Trong cộng đồng phụ nữ Mường chúng tôi, phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong gia đình. Xưa chúng tôi chỉ lo làm vợ, làm mẹ, nay chúng tôi chú trọng hơn vào việc xây dựng kinh tế cho gia đình. Tạo việc làm, dạy nghề hay hỗ trợ được các chị em việc gì, tôi luôn sẵn lòng" , chị Cao Thị Chuyên (tỉnh Thanh Hóa) chia sẻ về mong muốn được thúc đẩy kinh tế cho cộng đồng mình.
  • Biểu dương 20 tập thể, 80 cá nhân xuất sắc trong Phong trào thi đua của Phụ nữ Công an nhân dân

    Sáng 29/5, tại Hà Nội, Hội Phụ nữ Bộ Công an tổ chức Liên hoan Phụ nữ xuất sắc lực lượng Công an nhân dân giai đoạn 2020 - 2025. Chương trình nhằm tri ân sâu sắc những đóng góp thầm lặng và lan toả hình ảnh đẹp của nữ chiến sĩ Công an trong thực hiện nhiệm vụ và trong cuộc sống.
  • Cô giáo Mường gieo tri thức, chắp cánh ước mơ nơi bản nhỏ

    Vượt qua những thách thức của giáo dục ở vùng khó, cô Nguyễn Thị Bích Đào, dân tộc Mường, Tổ Phó tổ Khoa học xã hội, giáo viên môn tiếng Anh trường THCS Thắng Sơn (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ), vẫn cần mẫn “gieo” con chữ trên vùng đất cằn, từng ngày thắp lên hy vọng cho các em học sinh dân tộc thiểu số nơi đây.
  • Người phụ nữ "truyền lửa" ở Trà Nam

    Tấm lòng vì cộng đồng của chị không chỉ được cán bộ, Nhân dân địa phương yêu mến mà còn góp phần làm đổi thay diện mạo quê hương nơi đại ngàn.
  • Tuyên Quang: Phụ nữ tích cực phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa

    Những năm gần đây, du lịch cộng đồng, gắn kết chặt chẽ với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương đang được các cấp chính quyền Tuyên Quang thúc đẩy mạnh mẽ.
  • Huế: Nữ quân nhân hướng về cộng đồng

    Không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hội viên Hội Phụ nữ (PN) cơ quan Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) TP. Huế còn tích cực đẩy mạnh các hoạt động hướng về cộng đồng...
  • Phụ nữ Chăm giữ gìn nghề làm gốm không cần bàn xoay

    Tại làng gốm Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận), những người phụ nữ Chăm vẫn miệt mài giữ gìn di sản văn hóa, truyền lửa, đưa nghệ thuật gốm truyền thống của người Chăm tiếp tục vươn xa.
  • Những người phụ nữ Tây Nguyên biến ước mơ nhỏ thành sinh kế lớn

    Khi phụ nữ được tiếp cận tri thức, được đứng ở vị trí trung tâm trong các quyết định kinh tế, họ không chỉ thay đổi nếp nghĩ, cách làm, cải thiện cuộc sống của chính mình mà còn ươm mầm cho những người phụ nữ dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên biết mơ ước, dám hành động và thay đổi tích cực.
  • Để khởi nghiệp thành công, cần chủ động thích ứng với thị trường

    Đó là chia sẻ của chị Dư Ngọc Huyền Trang, 46 tuổi, Giám đốc Hợp tác xã sản xuất xanh Onbe Craft (xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An). Hợp tác xã chuyên sản xuất, kinh doanh những sản phẩm như túi xách, nón… được làm từ cỏ bàng.
  • Những người nỗ lực giữ hồn cốt của dân tộc Ơ Đu

    Ở tuổi 78, bà Vi Thị Dung vẫn miệt mài với công việc bảo lưu, trao truyền những giá trị văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Ơ Đu cho thế hệ con cháu mai sau.
  • Không đi theo lối mòn "làm nương, chăm con"

    Sinh ra và lớn lên tại thôn Vần Chải B (xã Vần Chải, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang), từ nhỏ, Vừ Thị Hà đã gắn bó với nghề dệt lanh. Với cô, đó không chỉ là gìn giữ nghề truyền thống mà là cơ hội để cải thiện thu nhập, nâng cao vị thế của phụ nữ trong cộng đồng.
  • Si Ma Cai: Chi hội trưởng phụ nữ vận động hội viên vào tổ hợp tác may thổ cẩm

    Tổ hợp tác may thổ cẩm do chị Giàng Thị Chấu, Chi hội trưởng phụ nữ thôn Lao Chải, xã Sán Chải, huyện Si Ma Cai (Lào Cai), làm tổ trưởng có sự tham gia của 10 hộ gia đình. Mô hình đã tạo việc làm cho chị em hội viên có con nhỏ, bận chăm sóc gia đình, không thể đi làm ăn xa mà vẫn có thu nhập ổn định.
  • Đắk Lắk: Phụ nữ các dân tộc tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

    Đóng vai trò cầu nối quan trọng giữa Đảng, chính quyền với các tầng lớp phụ nữ và Nhân dân, các cấp Hội LHPN Đắk Lắk đã triển khai nhiều hoạt động hiệu quả tham gia xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới.
  • Người phụ nữ Thái góp phần phát huy khối đại đoàn kết dân tộc ở Lâm Hà

    Là Trưởng Ban Công tác Mặt trận kiêm Chi hội trưởng Phụ nữ thôn Tân Thuận (Tân Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng), bà Lò Thị Xuân Lan đã góp phần tích cực phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng quê hương giàu đẹp.
  • Tuyên Quang: Đưa vải thổ cẩm truyền thống lên "chợ online"

    Thay vì bán hàng theo phương thức truyền thống, Hợp tác xã (HTX) Thổ cẩm Lâm Bình (Tuyên Quang) đã áp dụng chuyển đổi số thông qua việc livestream bán các mặt hàng vải thổ cẩm truyền thống trên các trang mạng xã hội. Cách làm này đã đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng, lợi nhuận tăng đáng kể..
  • Những phụ nữ Mường "thắp sáng" núi rừng xứ Thanh

    Ở các huyện vùng cao tỉnh Thanh Hóa, hàng ngày những người phụ nữ dân tộc Mường thầm lặng góp phần thay đổi diện mạo kinh tế bản làng bằng chính tình yêu, niềm đam mê và sự sáng tạo của mình. Không chỉ vượt lên hoàn cảnh khó khăn, họ còn trở thành những người dẫn đường, tạo việc làm và truyền cảm hứng cho nhiều phụ nữ khác.
  • "Ngọn lửa" văn hóa Xơ Đăng

    Nghệ nhân ưu tú Y Sinh (67 tuổi) là nghệ nhân nữ duy nhất của dân tộc Xơ Đăng hiện nay vừa biết chơi đàn, vừa làm đàn thành thạo. Với suy nghĩ “còn người, còn nhạc, còn văn hóa”, bà Y Sinh đang nỗ lực bảo tồn và truyền dạy cho thế hệ trẻ trong bản cách chơi nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình.
  • Xóa bỏ định kiến giới - góc nhìn từ người trẻ

    Ở vùng sâu vùng xa, nhiều thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) vẫn đang bị ràng buộc bởi định kiến giới, khuôn mẫu giới, khiến họ mất đi nhiều cơ hội phát triển. Phá vỡ những rào cản vô hình đó là mong muốn của không ít người trẻ vùng cao, trong đó có Vi Thị Trà Giang, người Ê Đê, sinh viên Học viện Dân tộc.
  • Tây Ninh: Chị Nguyễn Thị Mì - Cán bộ Hội cơ sở giỏi

    Hơn 10 năm gắn bó với công tác Hội, chị Nguyễn Thị Mì, Chủ tịch Hội LHPN xã Phước Đông, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh là một trong những gương cán bộ Hội tiêu biểu, toàn diện cả về tư duy tổ chức phong trào, năng lực vận động, sáng kiến hoạt động và tinh thần trách nhiệm với hội viên phụ nữ.
  • Hà Giang: Cô giáo Hoàng Thị Lan vượt khó vì sự nghiệp trồng người

    Khắc phục những khó khăn, trở ngại, cô Hoàng Thị Lan - giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú xã Cán Tỷ huyện Quản Bạ (Hà Giang) đã mang ánh sáng tri thức len lỏi vào những bản làng heo hút, gieo lên hy vọng nơi miền núi đá tai mèo cheo leo.
  • Thanh Hoá: Khởi nghiệp từ những chiếc bánh mang đậm vị quê

    Xuất phát từ niềm yêu thích đặc biệt với các loại bánh của quê nhà, chị Hoàng Thị Minh Ngà ở tổ dân phố Đồng Thanh, thị trấn Tân Phong (Quảng Xương, Thanh Hoá) đã mạnh dạn đăng ký thành lập Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ sản xuất bánh Nga My 36, gồm 7 thành viên và bắt đầu khỏi nghiệp.

TÂM ĐIỂM

Video