• Những cô gái thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực công nghệ số

    “African Girls Can Code Initiative” (AGCCI) được triển khai ở châu Phi từ năm 2018 đến nay, nhằm thu hẹp khoảng cách giới trong kỹ thuật số, nâng cao hiểu biết của phụ nữ và trẻ em gái trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
  • Thanh Hóa: Phân loại rác thải tại hộ gia đình - cách làm thiết thực của phụ nữ huyện Thiệu Hóa

    Trong lộ trình xây dựng NTM, vai trò của phụ nữ Thiệu Hóa trong bảo vệ môi trường ngày càng thể hiện rõ nét hơn, vừa tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, bảo vệ sức khỏe gia đình và cộng đồng, vừa tiết kiệm nhiều chi phí từ rác thải.
  • Gia Lai: Người phụ nữ dân tộc Jrai khuyết tật biến phế liệu thành sản phẩm mỹ nghệ

    Với đôi tay khéo léo, sự sáng tạo, chị Rơ Mah Vo (dân tộc Jrai, trú tại làng Ghè, xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, Gia Lai) đã biến những nắp lon bỏ đi thành chiếc túi, chiếc gùi xinh xắn.
  • Khởi nghiệp ở tuổi… 60

    Những bãi đất ngổn ngang đang trong quá trình xây dựng để nới rộng thêm bến bãi. Nhiều chiếc tàu đang được công nhân hì hục sửa chữa dưới cái nắng gắt gao của miền biển. Cách đó vài chục bước chân, mùi nước mắm từ mấy bể chứa tỏa thơm phức… Đó là không gian của hai công ty nằm sát nhau và đều do một người phụ nữ quán xuyến: bà Võ Thị Hồng Thoại - Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Vũ - Võ Bạc Liêu kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thuận Phát Gành Hào.
  • Cà Mau: Khởi nghiệp từ phế phẩm bồn bồn

    Nghỉ làm công nhân tại Bình Dương, chị Phạm Thị Hồng Nguyên (ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) về quê tận dụng phế phẩm của cây bồn bồn để khởi nghiệp và đã thành công.
  • Nữ tiến sĩ tâm huyết với công nghệ chuyển đổi số ứng dụng

    Học vị càng cao thì càng phải làm được những điều thiết thực để giúp ích cho đời sống xã hội. Không chỉ ước nguyện suông, một nữ tiến sĩ cùng đội ngũ của mình đã cho ra hàng chục sản phẩm công nghệ chuyển đổi số mang tính đột phá và ứng dụng cao.
  • Sơn La: Nữ nhà báo nhiệt huyết giữ gìn văn hóa dân tộc Thái

    Gần 30 năm gắn bó với nghề làm báo, Nhà báo Cà Thị Hoan đã góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa ngôn ngữ dân tộc Thái, sáng tác văn học nghệ thuật để đem đến khán giả những tác phẩm có giá trị.
  • Nhiều tâm huyết với thương hiệu OCOP Bạc Liêu

    Không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ trong công tác, chị Nguyễn Thị Cẩm Tú còn kiêm thêm nghề tay trái với cơ sở sản xuất khô Kiều Hạnh (thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi). Dù là nghề tay trái, nhưng sự tâm huyết của chị đã góp phần lan tỏa thương hiệu OCOP Bạc Liêu đến với người tiêu dùng trong nước.
  • Hành trình trở thành giảng viên phong thái đầy lôi cuốn

    Mong muốn trở thành người phụ nữ truyền cảm hứng cho chính những người phụ nữ xung quanh đã mở ra cho Hồng Nhung một hướng đi mới. Đó là chia sẻ những kiến thức, kỹ năng về văn hoá xã giao, tác phong, lễ nghi trong ăn uống và phong thái nền nã của người phụ nữ chuẩn mực.
  • Giáo sư gốc Việt từng 'dốt tiếng Anh' vươn lên top thế giới

    Đến Mỹ năm 21 tuổi và không thể nói tiếng Anh, GS Nguyễn Thục Quyên kể về khoảng thời gian hai năm đầu nhiều lần khóc đòi về Việt Nam.
  • Hà Giang: cô gái Hà thành xây nhà bằng trà shan tuyết ở Tây Côn Lĩnh

    Ngôi nhà độc đáo của chị Phạm Thị Minh Hải, Giám đốc HTX Tây Côn Lĩnh (Hà Giang), được xây bằng những bánh trà shan tuyết cổ thụ. Nơi này trở thành điểm thưởng trà shan tuyết của du khách mỗi khi đến thăm vùng đất địa đầu Tổ quốc.
  • Bạc Liêu: Nữ đại úy cảnh sát giao thông học Bác từ những điều giản dị

    Hơn 10 năm vào ngành và là cán bộ Đội Cảnh sát giao thông - trật tự, Công an huyện Hòa Bình, Đại úy Nguyễn Thị Kim Ngân luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao bằng sự nhiệt huyết, năng động, trách nhiệm. Đại úy Ngân tâm niệm, học và làm theo Bác từ những việc nhỏ nhất, phù hợp với chuyên môn, trong từng việc làm phải chú ý đến lợi ích của tập thể và Nhân dân.
  • Người phụ nữ mang phân hữu cơ đến với đồng ruộng

    Bà Nguyễn Thị Quyến, người được ví như “cây xương rồng trước gió” vẫn hằng ngày mang sản phẩm phân bón hữu cơ Thiên Quyến đồng hành cùng bà con nông dân trên đồng ruộng.
  • Tây Ninh: Phát huy vai trò của phụ nữ Khmer trong xây dựng nông thôn mới

    Hoà Hội là xã biên giới của huyện Châu Thành, có hơn 800 hộ dân, trong đó có 35 hộ dân tộc Khmer với hơn 130 nhân khẩu, tập trung ở ấp Bố Lớn là 32 hộ, sinh sống bằng nghề làm thuê.
  • Trao quyền năng kinh tế cho người bị bạo lực

    Thông qua liệu pháp dựa trên công việc, chị Đặng Thị Hương, người sáng lập Doanh nghiệp xã hội HopeBox, đã giúp những người bị bạo lực trên cơ sở giới độc lập về kinh tế, tự tin hơn.
  • Phát huy vai trò của nữ trí thức trong phát triển cộng đồng và bảo vệ môi trường

    Ngày 28/6, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Nữ trí thức Việt Nam tổ chức Hội thảo "Các giải pháp nhằm huy động sự tham gia và đóng góp của nữ trí thức trong phát triển cộng đồng và bảo vệ môi trường".
  • Sự nỗ lực vươn lên của đôi vợ chồng khuyết tật

    Tình yêu của vợ chồng chị Nguyễn Thị Mỹ Hương, 34 tuổi, và anh Nguyễn Minh Trung, 38 tuổi, nảy mầm sau cuộc gặp gỡ khi cả hai còn rất trẻ. Họ đã cùng nhau đi qua nhiều biến cố và đang từng ngày nỗ lực vun vén hạnh phúc gia đình.
  • Gương nữ nông dân Quảng Ngãi làm kinh tế giỏi

    Nắm bắt được nhu cầu của thị trường về giống gà thịt chất lượng cao, vợ chồng chị Phạm Thị Thuận ở đội 2, thôn Phú Lộc, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh đã đầu tư phát triển trang trại chăn nuôi gà thả đồi thay vì phương pháp truyền thống nuôi nhốt trong chuồng. Mô hình này đã và đang đem lại thu nhập cao cho gia đình chị.
  • Nữ bác sĩ đầu tiên tham gia tổ cấp cứu trên không

    Mới đây, nữ bác sĩ Trần Thị Hải Anh cùng Tổ cấp cứu đường không Bệnh viện Quân y 175 đã kịp thời đưa bệnh nhân nguy kịch từ đảo Song Tử Tây về đất liền điều trị. Bác sĩ Trần Thị Hải Anh cũng là bác sĩ nữ đầu tiên tham gia Tiên tổ cấp cứu đường không của bệnh viện.
  • Phụ nữ làng Pyang gìn giữ văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

    Hình ảnh những người phụ nữ bên bộ cồng chiêng hòa tấu nhịp nhàng đã trở nên khá quen thuộc với người dân tổ dân phố Pyang (thị trấn Kông Chro). Giờ đây, không chỉ nam giới mà chị em cũng góp phần lan tỏa, làm nên sức sống mới đối với không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
  • Nữ trung tá mẫn cán

    Gương mẫu, tận tụy trong công việc, năng động, sáng tạo trong công tác hội, chân thành trong sinh hoạt đời thường, nuôi dạy con chăm ngoan, học giỏi-đó là cảm nhận của cán bộ, hội viên phụ nữ cơ quan Bộ Tham mưu Quân khu 2 về Trung tá Nguyễn Phương Thảo, trợ lý Cơ quan Điều tra hình sự Khu vực 1, Chủ tịch Hội Phụ nữ Cơ quan Bộ Tham mưu.
  • TS Hồ Thị Thanh Vân được UNESCO vinh danh Top 15 gương mặt nữ khoa học trẻ tài năng thế giới 2022

    Phó giáo sư, Tiến sĩ Hồ Thị Thanh Vân đã được Hội đồng Giám khảo Giải thưởng Nhà khoa học trẻ tài năng thế giới bầu chọn là 1 trong 15 gương mặt nữ khoa học trẻ tài năng thế giới 2022.
  • Nét đẹp của thổ cẩm Tây Nguyên

    Từ đôi bàn tay khéo léo, những người phụ nữ Tây Nguyên đã khắc họa được những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc đậm dấu ấn Tây Nguyên
  • Lào Cai: Sáng tạo sản phẩm làm đẹp từ cây tía tô

    Hào hứng giới thiệu gần 20 sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp từ thảo dược bản địa, chị Trần Anh Xuân (Đội 4, thôn Sả Séng, xã Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai) chia sẻ, chị đến với Sa Pa như một mối duyên. Tình yêu với mảnh đất này đã ngấm vào máu, thôi thúc chị cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với người dân vùng cao.
  • Giải thưởng 'Nhà khoa học nữ trẻ tài năng thế giới 2022' vinh danh Tiến sĩ Hồ Thị Thanh Vân

    Ngày 22/6, tại Paris (Pháp), Hội đồng Giám khảo UNESCO và Quỹ L'Oréal đã trao giải thưởng "Nhà khoa học nữ trẻ tài năng thế giới 2022" cho TS. Hồ Thị Thanh Vân, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Sơn La: Cô giáo có tấm lòng vàng ở vùng cao

    Nhiều năm qua, bằng nhiều nguồn khác nhau, cô giáo Hoa đã hỗ trợ hàng nghìn học sinh nghèo vùng cao có sách vở, đồ dùng học tập và được mổ tim miễn phí.
  • CEO nữ truyền cảm hứng cho các doanh nhân

    Không chỉ vững tay chèo lái đưa doanh nghiệp “vượt bão Covid-19” thành công, nữ doanh nhân Nguyễn Thu Hồng còn tổ chức nhiều hoạt động kết nối kinh doanh và thiện nguyện ý nghĩa tạo ra nhiều giá trị cho cộng đồng.
  • Sơn La: Phụ nữ dân tộc Thái “dệt hạnh phúc” từ cây gai xanh

    "Từ khi trồng gai xanh, tôi thấy rất vui. Cả nhà cùng nhau làm, mỗi người một việc. Quan trọng hơn là thu nhập từ cây gai xanh cao hơn rất nhiều so với thu nhập từ trồng lúa, trồng ngô", chị Quách Thị Tằng, xã Liên Hòa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, chia sẻ.
  • Khánh Hòa: Kiên trì khởi nghiệp để lan tỏa giá trị xanh

    Việc nghiên cứu, chiết xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, thuần tự nhiên trong thời đại sản phẩm công nghiệp tràn lan là việc làm không đơn giản. Tuy vậy, Tiến sĩ hóa lý Hà Thị Hải Yến (ĐH Nha Trang) vẫn kiên trì nghiên cứu và mang đến những sản phẩm an toàn cho sức khỏe người dùng.
  • Dấu ấn nhà báo nữ

    Mềm mại, dịu dàng nhưng cũng rất kiên cường và mạnh mẽ, các nhà báo nữ qua từng thế hệ đã khẳng định được vai trò, vị trí của mình, đóng góp vào thành tựu chung nền báo chí Cách mạng Việt Nam.
  • Cùng bà con dân tộc "xanh hóa” thời trang

    Các sản phẩm thời trang có nguồn gốc từ chất liệu “xanh”, thân thiện với môi trường, thời trang tái chế tạo sinh kế cho lao động địa phương đang tạo nên “cơn sốt” tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.
  • Khởi nghiệp từ thói quen viết nhật ký và sản phẩm giấy có thể giặt được

    Thúy Trần được người tiêu dùng tại TP. HCM yêu mến với những sản phẩm sáng tạo từ chất liệu WASHABLE PAPER - Giấy có thể giặt được với thiết kế theo phong cách tối giản.
  • Đà Nẵng: Nữ tổ trưởng dân phố tận tụy vì nhân dân

    Dù mới 2 năm đảm nhiệm vai trò Tổ trưởng Tổ dân phố 28, phường Mỹ An (quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng), bà Mai Thị Thanh Bình (SN 1963) luôn nhận được sự tín nhiệm, yêu quý của nhân dân. Bà Bình cho rằng: “Làm tổ trưởng, dân cần mình phải có mặt để hỗ trợ, đồng thời phải lắng nghe người dân, từ đó mới có thể tháo khó khăn, vướng mắc nơi địa bàn mình quản lý”.
  • "Khoác áo mới" cho bánh canh rau củ Bình Định

    Dấn thân vào ngành thực phẩm chế biến với bao gian khó, chị Ngô Thị Thùy Trang (SN 1990) đã tìm ra cho mình một hướng đi bền vững với món bánh canh đặc sản của vùng đất hào kiệt Tây Sơn (Bình Định). Từ đây, chị đã làm nên một “tác phẩm” tuyệt vời khi kết hợp hương vị bánh canh truyền thống với rau củ.
  • “Cô giáo mẹ” ở vùng cao Lào Cai

    7 năm qua, người phụ nữ với dáng vẻ gầy gò ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, đã dang tay nhận nuôi nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em có điều kiện học tập và được các em gọi với cái tên trìu mến là “cô giáo mẹ”.
  • Hà Giang: Người phụ nữ muốn trở thành động lực để đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu

    Là phụ nữ dân tộc thiểu số trẻ, chị Lưu Thị Hoa luôn nung nấu ý chí vươn lên, phát triển kinh tế gia đình, giúp đỡ những người xung quanh
  • Kiên nhẫn với nghề phát triển cộng đồng tư duy sáng tạo hình ảnh tại Việt Nam

    Kiên trì khởi nghiệp với một ngành mới lạ mà nhiều người còn chưa biết, Chung Lê (sinh năm 1991) đã kiên nhẫn đi trên con đường đã chọn. Đến nay, cái tên Học viện Vẽ Tuốt đã không còn xa lạ đối với những tín đồ tư duy hình ảnh.
  • “Chất thép” ở nữ bác sĩ quân y

    Thượng úy, bác sĩ Bùi Thị Hương Lan (Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) luôn thể hiện rõ bản lĩnh và nghị lực của một bác sĩ - chiến sĩ, một nữ thầy thuốc quân y nêu cao tinh thần tự giác, trách nhiệm, tận tụy với công việc, hết lòng hết sức chăm sóc và phục vụ người bệnh.
  • An Giang có nữ Phó Chủ tịch UBND tỉnh

    Ngày 8/6/2022, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ký Quyết định số 696/QĐ-TTg phê chuẩn kết quả bầu bổ sung chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với bà Nguyễn Thị Minh Thúy, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh An Giang.
  • Để sắc màu thổ cẩm của người Ê Đê còn mãi

    Thổ cẩm của người Ê Đê không đơn thuần là tấm vải bình thường mà ẩn chứa cả tâm hồn của họ. Mỗi sản phẩm thổ cẩm làm ra, ngoài nét đẹp truyền thống còn thể hiện sự cần cù, khéo tay của người phụ nữ nơi đây.
  • Đắc Lắc: Mẹ 8X 30 tuổi bỏ thu nhập 60 triệu/tháng "về vườn"

    "Về vườn" đúng nghĩa không phải chuyến du lịch ngắn hạn để có quyết định bốc đồng, nó cần một lộ trình mà trước hết người đưa ra quyết định đó phải có kỹ năng và cả tiền bạc.
  • Tháo gỡ bất cập, tạo điều kiện để mô hình bác sĩ gia đình phát triển

    Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, sáng 13/6, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Nhiều đại biểu cho rằng, mô hình bác sĩ gia đình rất có ý nghĩa đối với cộng đồng và phù hợp với chủ trương xã hội hóa y tế; tuy nhiên mô hình này đang gặp nhiều rảo cản, bất cập trong thực tế.
  • Phụ nữ Cục Cảnh sát giao thông: Nhiều hoạt động hướng đến cộng đồng

    “Phụ nữ Cục Cảnh sát giao thông phát huy vai trò, trách nhiệm xây dựng công trình phúc lợi hướng đến cộng đồng - xã hội” là một trong những nhiệm vụ thiết thực, trọng tâm của Hội Phụ nữ Cục trong năm 2022.
  • Nghệ An: Chuyện về nữ Bí thư chi bộ người Mông đầu tiên ở bản Lưu Thông

    Nhiều người nhắc đến Vừ Y Dở - Bí thư chi bộ chị bản Lưu Thông (xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương, Nghệ An) như một tấm gương cho phụ nữ ở vùng cao.
  • Sáng tạo từ hoa hồng

    Với mong muốn được thực hiện một khu vườn sạch không hoá chất, chị Nguyễn Thị Phúc đã tự tay thiết kế một khu vườn hoa hồng. Cũng từ đây, chị bắt đầu khởi nghiệp với những bông hoa vốn làm nhiều người mê đắm. Sản phẩm từ hoa hồng đã mang lại nhiều giá trị cho người trồng và góp phần phong phú cho mô hình kinh tế của địa phương.
  • Mỗi lần thất bại là một bài học lớn

    Đó là chia sẻ của chị Nguyễn Hà Linh (SN 1988) về hành trình khởi nghiệp của mình. Khởi nghiệp khi mới 19 tuổi, đến bây giờ, Hà Linh đã trở thành một nhà kinh doanh đa lĩnh vực. Ngoài ra, chị cũng đang quản trị nhóm “Nghiện nhà” với hơn 2,3 triệu thành viên.
  • Nữ giáo sư người Việt đạt Giải thưởng liên ngành của Hiệp hội hoá học Hoàng gia Anh

    Giáo sư người Việt Nguyễn Thị Kim Thanh đã chiến thắng Giải thưởng liên ngành (Interdisciplinary Prize) của Hiệp hội Hóa học Hoàng gia Vương quốc Anh (RSC) cho những đóng góp quan trọng trong nghiên cứu cơ bản về tổng hợp hóa học và các phân tích tính chất vật lí của vật liệu nano plasmonic và từ tính cho các ứng dụng y sinh.
  • Những biểu tượng văn hóa từ hoa văn thổ cẩm của dân tộc Thái

    Hoa văn trên đồ dệt của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là sản phẩm của lao động thủ công, đồng thời mang giá trị tinh thần đầy tính biểu tượng, gắn với nhân sinh quan và vũ trụ quan của đồng bào. Với nhiều đề tài khác nhau, các hoa văn dệt phản ánh nhiều mặt của văn hóa cổ truyền. Dưới đây là một số tích truyện văn hóa liên quan đến họa tiết dệt của người Thái ở hai tỉnh Hòa Bình và Nghệ An.
  • Phụ nữ Quân đội tự tin, sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ

    Phát huy truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” của phụ nữ Việt Nam, những năm gần đây, hàng vạn cán bộ, hội viên phụ nữ Quân đội (PNQĐ) đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tự tin, sáng tạo hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
  • Nhiệt huyết nữ bác sĩ trẻ mũ nồi xanh

    Nụ cười tỏa nắng trên khuôn mặt tròn phúc hậu, nữ bác sĩ mũ nồi xanh Tống Vân Anh luôn mang lại sự an tâm cho các bệnh nhân, nhất là các bệnh nhân nữ ở Nam Sudan. Đồng nghiệp thì nói “nhìn Vân Anh cười là thấy như được tiếp thêm năng lượng tích cực”…

TÂM ĐIỂM

Video