• Tôi chỉ là người đi buôn trứng

    Gặp chúng tôi ở Hà Nội, người phụ nữ được gọi là “Vua trứng” ở miền Tây Nam bộ vẫn nhỏ nhẹ:
  • Nữ anh hùng và tình yêu cây lúa

    PGS, TS, NGND, AHLĐ Nguyễn Thị Trâm (Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội) được nhiều người biết đến là nhà khoa học đã sản xuất ra những giống lúa mới. Những đóng góp của bà tạo bước đột phá về khoa học công nghệ, thúc đẩy ngành sản xuất hạt giống ở Việt Nam phát triển; đồng thời, tạo lợi thế cạnh tranh cho lúa lai Việt Nam. Cả cuộc đời, bà đã chia giọt mồ hôi cùng người nông dân trên những cánh đồng, dành trọn tình yêu cho giống lúa nước mang thương hiệu Việt Nam.
  • Bình Thuận: Chi hội trưởng thôn Kim Bình giỏi việc công, đảm đang việc nhà

    Điểm chung của những cán bộ nữ giỏi là dù khó khăn thế nào các chị cũng đều vượt qua, vừa làm tròn bổn phận người vợ, người mẹ trong gia đình, vừa gương mẫu trong cộng đồng xã hội. Chị Ung Thị Nỹ - Chi hội trưởng Hội Phụ nữ thôn Kim Bình, xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Băc là tấm gương cán bộ như vậy.
  • Khẳng định bản lĩnh, vị thế của phụ nữ Việt Nam

    Với thành tích đáng nể là tham gia và chủ trì 26 đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ các cấp và hàng chục hợp đồng triển khai công nghệ, công bố trên 100 công trình có nội dung liên quan đến khu hệ vi sinh vật trong dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, đa dạng vi sinh vật biển và công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường..., PGS.TS. Lại Thúy Hiền, Viện Công nghệ sinh học, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam đã khẳng định bản lĩnh, vị thế của phụ nữ Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ của đất nước.
  • Nữ bác sĩ bền bỉ chống lao

    Hơn ba mươi năm chuyên tâm cho công tác khống chế bệnh lao, Phó Giám đốc Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh, bác sỹ, thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Đề đã trở thành gương mặt quen thuộc trên khắp các phường xã, thôn bản của tỉnh. Bước chân của chị và các đồng nghiệp hình như vẫn chưa muốn ngừng nghỉ dù tỷ lệ dân nhiễm lao trên địa bàn đã rất thấp.
  • Người phụ nữ dân tộc Tày với quyết tâm làm giàu

    Nhìn những tấm gương vượt khó thoát nghèo, những hộ sản xuất kinh doanh giỏi ở trong thôn, ngoài xã, chị Hoàng Thị Ngư, dân tộc Tày, thôn Phạ 3, xã Cảm Nhân, huyện Yên Bình, Yên Bái luôn trăn trở một điều rằng, tại sao mọi người có thể làm giàu được được mà mình thì không. Từ suy nghĩ đó, chị luôn nỗ lực, phấn đấu không ngừng để phát triển kinh tế gia đình.
  • Xúc động người đàn bà câm bán vé xổ số nuôi trẻ mồ côi

    Ai đã từng một lần đến Bệnh viện Đà Nẵng hẳn sẽ không quên hình ảnh người phụ nữ trạc tuổi 60 dáng người nhỏ thó, lưng còng, tay cầm xấp vé số, miệng ú ớ mời khách mua. Người ta càng ngạc nhiên hơn khi biết người phụ nữ tật nguyền cô đơn này suốt gần nửa thế kỷ qua chỉ làm duy nhất một công việc: kiếm tiền nuôi trẻ bị bỏ rơi.

  • Nhà giáo ưu tú Đinh Thị Khoa - gương sáng khuyến học

    Bà Đinh Thị Khoa sinh năm 1950, trong một gia đình nông dân nghèo tại Hoa Lư, Ninh Bình. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, bà phải xa quê hương lên Hà Giang ở với anh chị. Ước mơ trở thành cô giáo nên khi tốt nghiệp cấp III, bà đã thi và đỗ vào trường Đại học Sư phạm Việt Bắc.

  • NGÀY TRỞ VỀ VÀ CUỘC GẶP ĐỊNH MỆNH

    Cái tin bác Trần Đình Huệ ở Thụy Sỹ qua đời đến với chúng tôi quá đột ngột. Chỉ trước đó vài ngày, nói chuyện với bác gái qua điện thoại, chúng tôi được biết là bác tuy mấy năm cuối sức khỏe có yếu đi nhưng tinh thần vẫn lạc quan và còn minh mẫn lắm. Tôi buồn, xót xa và cả đôi chút ân hận nữa vì những việc cần mà chưa làm được. May có một điều nho nhỏ, phần nào an ủi chúng tôi là qua cú điện thoại ngắn ngủi đó, chúng tôi còn kịp thông báo cho bác Huệ và gia đình bác biết tin là Hội LHPNVN đã quyết định tặng bác Huệ Huy chương “Vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ”. Hy vọng rằng ra đi bác sẽ mang theo cả tình cảm ấm áp và tấm lòng biết ơn của Hội và những người phụ nữ ở quê nhà đối với bác. Chỉ tiếc rằng Hội chưa kịp trao tận tay cho bác tấm Huy chương cao quý đó.
  • Cô gái khuyết tật tài năng giàu lòng nhân ái

    Bị khuyết tật vì tai nạn giao thông, tưởng rằng mọi ước mơ trong đời sẽ chấm dứt, nhưng bằng nghị lực phi thường, Đậu Thị Sáu, 22 tuổi, quê ở Quỳnh Lưu - Nghệ An, đã trở thành vận động viên điền kinh xuất sắc, lại ham mê làm từ thiện để giúp mọi người.

PHỤ NỮ TIÊU BIỂU

CÁN BỘ HỘI

PHỤ NỮ THẾ GIỚI

PHỤ NỮ TRONG LỊCH SỬ

Video